Thiếu Nữ Xinh Đẹp Chốn Khuê Phòng
Chương 15
Dịch: Trâu Lười
Ăn xong cơm trưa, Triệu Yến Bình nối buồng xe vào ngựa rồi đưa Liễu thị và Thẩm Anh về thôn Thẩm Gia Câu.
Bà Triệu ngủ trưa ở phòng phía tây, Quách Hưng và Thúy Nương cũng ngủ trong phòng. A Kiều không có việc gì làm cả. Cô bắt đầu làm quen phòng phía đông của Triệu Yến Bình trước.
Giường, tủ quần áo là đồ vật thường thấy, nhưng trong phòng còn có một cái giá sách cũ 9 tầng, tầng nào cũng bày đầy sách. A Kiều đứng trước giá sách quan sát kỹ một phen. Cô phát hiện trong đây có rất nhiều thể loại sách như kinh, sử, tử, tập, địa,… Từ tầng thứ 5 trở lên đều là bản án, luật pháp tương quan,… cũng coi như phù hợp với thân phận của hắn.
( Kinh, sử, tử, tập là cách phân loại sách vở thời xưa: Kinh điển, Lịch sử, Chư tử, Văn tập.)
Những quyển sách đều cũ rồi, không biết là bộ đầu già để lại cho hắn hay là hắn tự mua.
Xem xong giá sách, A Kiều muốn quét dọn phòng nhưng trước khi tổ chức hôn lễ, phòng của Triệu Yến Bình đã được thu dọn trước rồi nên trong phòng rất sạch, ngay cả dưới gầm giường cũng không có tro bụi gì.
Không có việc gì làm, A Kiều cũng nằm xuống giường ngủ trưa.
Tầm nửa tiếng sau, A Kiều nghe thấy tiếng bà Triệu gọi Thúy Nương, cô lập tức tỉnh dậy rồi nhanh chóng xuống giường sửa sang lại trang phục.
“Bảo mày vá chỗ rách ở áo bào cho qua ngia mà mày vá chậm thế hả?”
Lúc A Kiều đi ra thì thấy bà Triệu đang đứng dưới mái hiên, bà vừa cầm một cái áo bào chưa vá xong vừa mắng Thúy Nương.
Thúy Nương oan ức cúi đầu: “Vốn dĩ cháu cũng không biết khâu vá quần áo, hơn nữa hai ngày nay bận rộn xử lý tiệc rượu, tối qua cháu mới rửa xong bát đũa hai ngày nay, cháu làm gì có thời gian rảnh vá áo cho quan gia chứ.”
Bà Triệu trừng mắt lườm cô: “Mày còn dám cãi lại à? Tao thấy tính tình quan gia tốt nên mới để mày lười như này. Lúc tao lớn bằng tuổi mày, tao có thể may một bộ quần áo trong 3 ngày đấy. Vải vóc thì tốt như này, nếu không phải mắt tao không thấy rõ lắm thì tao không muốn giao cho mày đâu!”
Thúy Nương cúi thấp đầu nghĩ thầm, mắt lão thái thái rất tốt ấy chứ, cô rửa bát không sạch, bên trên còn dính một tí dầu mà lão thãi thãi vẫn phát hiện ra.
Không ai có thể nói được bà Triệu, Thúy Nương đã chuẩn bị tốt tư thế bị nhéo tai.
“Lão thái thái đừng nóng giận, tài khâu vá của cháu cũng tạm được, nếu không để cháu vá áo cho quan gia đi.”
A Kiều mở miệng kịp thời giải vây cho Thúy Nương, cô cũng muốn tìm một ít chuyện để làm. Quan gia không cần cô hầu hạ, cô nhận sính lễ của nhà họ Triệu và đồ trang sức của Liễu thị mà không làm gì thì thành đi ăn chùa à?
Bà Triệu nghi ngờ nhìn về phía A Kiều: “Cháu biết may vá quần áo?”
A Kiều ngại ngùng cười cười, cô chỉ vào cái váy trên người: “Cái váy này do chính tay cháu làm, lão thái thái xem có được không?”
Bà Triệu liền đi quanh người A Kiều một vòng, bà kéo tay A Kiều lên nhìn kỹ đường may trên tay áo. Bà Triệu rất hài lòng, bà đưa cái áo Thúy Nương không vá tốt cho A Kiều: “Tay chân Thúy Nương vụng về, cháu biết may vá thì quần áo, giày dép và tất của quan gia từ nay về sau đều giao cho cháu.”
Mười lượng bạc mua được thiếp, còn có nhiều cách dùng khác nhau, bà Triệu ôm tâm lý tận dụng hết mức để thu hồi vốn.
A Kiều không có bất kỳ lời oán giận nào.
Nhà họ Triệu chỉ có quan gia và bà Triệu cần hầu hạ, hai người này đều xem như người có ơn với cô nên A Kiều cam tâm tình nguyện làm việc giúp bọn họ.
Buổi chiều, A Kiều ngồi yên trong phòng vá áo.
Bà Triệu tò mò rất nhiều chuyện nên bà bê ghế đẩu ra ngồi cạnh người A Kiều. Bà vừa nhìn A Kiều làm việc vừa hỏi cô: “A Kiều à, bây giờ chúng ta đều là người một nhà, làm gì cũng không cần khách khí nữa. Bà có chuyện này buồn phiền lâu rồi, cháu xem một cô gái xinh đẹp như cháu vào lầu Hoa Nguyệt mà tú bà không sắp xếp cháu tiếp khách sao?”
Máu của quan gia đã chứng minh sự trong sạch của cô trước mặt bà Triệu nên bây giờ nhắc đến lầu Hoa Nguyệt, A Kiều cũng không cảm thấy kích động nữa. Cô kể qua chuyện sinh hoạt hàng ngày ở trong lầu Hoa Nguyệt cho bà Triệu nghe.
Bà Triệu cũng không nhịn được tiếc hận thay tú bà, vất vả bỏ ra bao nhiêu bạc nuôi một cô gái xinh đẹp như này, chỉ mấy ngày nữa liền bán được một số tiền lớn nhưng thời điểm mấu chốt lại bị người trong nha môn đến phá hỏng chuyện tốt.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cháu trai xử lý bản án ở lầu Hoa Nguyệt, tú bà tốn công bồi dưỡng mỹ nhân nhưng cuối cùng lại lời cho cháu trai của bà. Nghĩ đến đây, bà Triệu liền thoải mái, bà cảm thấy mình chiếm được một món lời lớn.
“Nói như vậy cháu không những biết đọc sách, viết chữ mà còn biết đánh đàn, hát sao?” Bà Triệu hỏi tiếp.
A Kiều gật đầu.
Ở trong quán trà phải trả tiền mới được nghe hát, lỗ tai bà Triệu hơi ngứa ngáy, bà liền bảo A Kiều hát một bài cho bà nghe.
Lầu Hoa Nguyệt dạy A Kiều hát chủ yếu để lấy lòng đàn ông, nhưng lúc A Kiều tập luyện thì phát hiện ra mình cũng thích hát.
Bà Triệu muốn nghe, A Kiều liền hát một bài hát chúc thọ cho bà nghe, cô không dám hát to, chỉ hát vửa đủ để người trong nhà nghe thấy thôi.
Thanh âm của A Kiều vừa mềm mại vừa ngọt ngào, một bài hát chúc thọ cũng mang theo sự mềm mại, xinh đẹp như thế. Bà Triệu sống hơn 60 năm nhưng đây là lần đầu tiên bà nghe được bài hát hay như này. Bà cảm giác cái xương già của mình được ngâm trong nước nóng, cả người thoải mái giống như vợ quan gia an nhàn sung sướng. Cuộc sống chỉ cần hưởng phúc là được, không phải phiền não vì cái gì cả.
“Còn bài nào nữa không, hát thêm hai bài đi.”
A Kiều biết rất nhiều, cô chọn mấy bài không liên quan đến chuyện nam nữ, miệng cô hát nhưng kim khâu trong tay cũng không chậm trễ chút nào.
Bà Triệu thoải mái hưởng thụ, bỗng nhiên nghĩ đến cháu trai, bà nháy mắt hỏi nhỏ: “Sao toàn mấy bài hát như này vậy? Tú bà có dạy cháu mấy bài hát câu dẫn đàn ông không?”
Mặt A Kiều đỏ lên, cô cắn cắn môi.
Bà Triệu cười nói: “Nhìn cái khuôn mặt nhỏ xấu hổ của cháu này, bà không muốn nghe đâu. Ý của bà là chờ quan gia về, cháu hát cho thằng bé nghe đi.”
A Kiều cụp mắt nói: “Quan gia là người đứng đắn, cháu sợ ngài ấy không thích nghe mấy bài hát tùy tiện kia đâu.”
Bà Triệu nói: “Cũng không phải bắt cháu hát trước mặt mọi người, hai người các cháu thả màn xuống, ai quan tâm hai người ở trong chăn tùy tiện hay không tùy tiện chứ.”
Bà Triệu nói đến mức A Kiều không ngóc đầu lên được, cô nói nhỏ: “Vậy cũng phải xem quan gia có muốn nghe hay không, cháu mới dám hát. Nếu không cháu không dám hát đâu, quan gia trông rất lạnh lùng.”
Bà Triệu thở dài: “Đương nhiên là thằng bé lạnh lùng rồi, cho nên bà mới chọn cháu. Bà trông cậy vào việc cháu đã từng vào lầu Hoa Nguyệt, lá gan lớn có thể thu phục quan gia thay bà, ai ngờ da mặt cháu lại mỏng như vậy.”
A Kiều không hiểu: “Thu phục?”
Bà Triệu nói uyển chuyển: “Thằng bé không vội lấy vợ là bởi vì thằng bé không biết có vợ tốt như nào. Nếu như cháu có thể làm thằng bé hiểu thì nó sẽ vui vẻ lấy vợ thôi.”
Cuối cùng A Kiều cũng hiểu rõ ý của bà Triệu.
Cô cúi đầu vá áo, không biết nên nói gì nữa.
Bà Triệu có tính toán riêng của mình, A Kiều cũng bắt đầu tính toán nhỏ.
Cô biết rõ mọi chuyện, quan gia không vội lấy vợ là vì hắn phải đi tìm em gái. Về sau tìm được Hương Vân, quan gia sẽ không áy náy nữa, lúc đó hắn sẽ đồng ý lấy vợ. Quan gia là một người chính trực, sau khi cưới vợ chắc chắn đối xử tốt với vợ. Nếu như lúc đó quan gia vẫn không động vào cô thì có khả năng về sau cũng không động vào cô nữa, có lẽ hắn sẽ tặng cô cho người bên ngoài.
Trong lòng A Kiều căng thẳng.
Nhà họ Triệu rất tốt, cô không muốn đổi chỗ nữa, cô muốn làm thiếp thật của quan gia. Chờ quan gia lấy vợ, cô sẽ không tranh giành tình cảm với vợ chính thức của quan gia, cô chỉ mong có một chỗ để ở thôi. Hơn nữa cô còn không sinh được con, phu nhân tương lai chắc là chấp nhận cô thôi.
“Lão thái thái, nếu cháu thật sự câu dẫn quan gia, bà sẽ không chê cháu làm bậy làm bạ sao?”
A Kiều ngước mắt thấp thỏm hỏi.
Bà Triệu trừng mắt nhìn cô: “Bà còn mong cháu làm bậy làm bạ ý, yên tâm đi, cháu cứ mạnh dạn mà làm, mọi chuyện đều có bà làm chỗ dựa cho cháu!”
Mặt A Kiểu ửng hồng.
Cô chỉ thăm dò thái độ của bà Triệu thôi, nếu thật sự bảo cô dùng mấy cách của kỹ nữ đi câu dẫn quan gia thì cho cô một vạn lá gan, cô cũng không làm được.
Thôn Thẩm Gia Câu cách xa huyện thành nên chạng vạng tối Triệu Yến Bình mới trở về, vừa vặn đến giờ ăn cơm tối.
Không có Liễu thị và Thẩm Anh, trong nhà chỉ còn 3 người ngồi ăn cơm. Triệu Yến Bình bảo A Kiều ngồi đối diện hắn.
A Kiều lén nhìn bà Triệu.
Bà Triệu trả lại cô ánh mắt « Mạnh dạn lên ! »
A Kiều không có can đảm, cô bê bát chuyên tâm ăn cơm.
Bà Triệu chỉ hận rèn sắt không thành thép, bà quay đầu bảo cháu trai : «Đừng có ăn một mình, A Kiều mới tới nhà chúng ta, còn chưa được tự nhiên, cháu gắp thêm đồ ăn cho con bé đi. Chẳng lẽ còn muốn bà chăm sóc con bé à ?
A Kiều vội vàng đặt bát xuống rồi nói : «Không cần, không cần, cháu tự mình gắp được rồi ạ. »
Bà Triệu chỉ nhìn chằm chằm cháu trai mình.
Trên bàn cơm có hai cái đĩa, một đĩa trứng xào củ niễng và một đĩa thịt hầm. Thịt hầm là thức ăn còn thừa hôm làm tiệc cưới, củ niễng cũng không đặc biệt gì, không ăn nhanh thì không còn tươi mới nữa. Đúng là A Kiều không gắp đồ ăn gì cả, trong bát của cô vẫn còn đầy cơm.
Triệu Yến Bình trực tiếp bê đĩa trứng xào củ niễng lên rồi đổ 1/3 vào trong bát của A Kiều, dưới ánh mắt khiếp sợ của bà Triệu và A Kiều, hắn lại gắp một miếng thịt nạc hầm cho cô.
« Ăn đi, em còn nhỏ, ăn nhiều mau lớn. »
Chia thức ăn xong, Triệu Yến Bình lại bê bát lên, đôi mắt lạnh lùng nhìn mặt bàn.
A Kiều nhìn bát cơm đầy thức ăn, cô không ăn cũng không được.
Ăn cơm xong, Thúy Nương đi tới thu dọn bát đũa, bà Triệu bảo cô : « Rửa bát xong thì đun một siêu nước to đi, tối nay mọi người đều tắm rửa. »
Thúy Nương cười nói : « Vâng ạ ! »
Lúc đầu nhà họ Triệu không có thùng tắm, bà Triệu và Triệu Yến Bình muốn tắm đều phải dùng chậu rửa mặt của mình để đựng nước, sau đó dùng khăn lau lau là xong việc. Lần mua đồ chuẩn bị nạp thiếp, bà Triệu chợt muốn muốn đến cửa hàng thợ mộc xem một chút, bà bỏ ra 90 đồng mua một cái thùng tắm có thể đủ cho hai người cùng nhau tắm. Tất cả cũng vì để cháu trai hưởng thụ được cảm giác tắm cũng mỹ nhân.
« Yến Bình, cháu bê thùng tắm vào phòng đi, nhớ để cho A Kiều tắm thoải mái đấy. » Bà Triệu nghiêm túc sắp xếp.
Triệu Yến Bình nhìn bà nội, ở sân sau có một cái thùng tắm mới tinh vừa chuyển vào, nhưng cái thùng quá lớn, suýt nữa không bê qua cửa nhà.
Nhân lức hắn bận rộn, bà Triệu lại nháy mắt với A Kiều.
A Kiều vội vàng trốn vào phòng.
Triệu Yến Bình bê thùng tắm vào bên trong, A Kiều nhìn hắn rồi lại nhìn cái thùng lớn kia, cô ngượng ngùng cúi thấp đầu, gương mặt ửng hồng như bông hoa hải đường làm bằng lụa cài trên tóc, trông cực kỳ xinh đẹp.
Triệu Yến Bình sắp xếp việc: “Đợi lát nữa cô tắm trước, tôi giả bộ đi nhà xí.”
A Kiều gật đầu nhẹ.
Lúc cô chuẩn bị tắm, Triệu Yến Bình ra ngoài nói chuyện với bà Triệu. Chờ Thúy Nương pha nước xong, đột nhiên Triệu Yến Bình đứng dậy đến nhà xí.
Bà Triệu thấy thế thì thò đầu vào phòng phía đông nhanh chóng nói với A Kiều: “Cháu đừng tắm trước, chờ quan gia trở về rồi hai người cùng tắm với nhau.”
A Kiều đáng thương kẹp ở giữa hai bà cháu nhà này, cô tắm trước không được, mà không tắm trước cũng không xong.
Sau khi do dự, A Kiều lựa chọn nghe theo lời bà Triệu.
Quan gia có thể hiểu chuyện, nhưng bà Triệu mới là người cô không thể đắc tội được.
Tầm nửa tiếng sau, Triệu Yến Bình mời đi ra ngoài nhà xí.
Bà Triệu nói sâu kín: “Mau vào đi, A Kiều còn chờ hầu hạ cháu đấy, nước sắp nguội hết rồi.”
Khóe mắt Triệu Yến Bình co rút, hắn làm như không nghe thấy gì đi vào phòng phía đông. Triệu Yến Bình thấy thùng tắm đã được đổ hơn nửa thùng nước, còn A Kiều thì cầm chặt khăn ngồi trên giường, thấy hắn về, cô muốn khóc rồi. A Kiều nghiêng đầu giải thích rõ: “Quan gia, lão thái thái tới dặn dò tôi, bà bảo tôi không được tắm trước.”
Triệu Yến Bình chỉ cảm thấy đau cả đầu, hắn đánh giá thấp tính toán của bà nội rồi.
Chốt cửa lại, xác định cửa sổ phía nam cũng đóng chặt, Triệu Yến Bình đi đến tủ quần áo lấy ga giường ra rồi nói với A Kiều: “Cô tắm trước đi, tôi nằm ở bên trong, tuyệt đối sẽ không nhìn cô đâu.”
Triệu Yến Bình nói xong liền ra hiệu A Kiều rời giường, hắn cởi giày trèo lên mắc ga giường ngăn cách hai bên rồi thả màn lụa bên ngoài xuống.
A Kiều trơ mắt nhìn rồi nghĩ thầm, nhà này đúng là ứng với câu vỏ quýt dày có móng tay nhọn mà!
Ăn xong cơm trưa, Triệu Yến Bình nối buồng xe vào ngựa rồi đưa Liễu thị và Thẩm Anh về thôn Thẩm Gia Câu.
Bà Triệu ngủ trưa ở phòng phía tây, Quách Hưng và Thúy Nương cũng ngủ trong phòng. A Kiều không có việc gì làm cả. Cô bắt đầu làm quen phòng phía đông của Triệu Yến Bình trước.
Giường, tủ quần áo là đồ vật thường thấy, nhưng trong phòng còn có một cái giá sách cũ 9 tầng, tầng nào cũng bày đầy sách. A Kiều đứng trước giá sách quan sát kỹ một phen. Cô phát hiện trong đây có rất nhiều thể loại sách như kinh, sử, tử, tập, địa,… Từ tầng thứ 5 trở lên đều là bản án, luật pháp tương quan,… cũng coi như phù hợp với thân phận của hắn.
( Kinh, sử, tử, tập là cách phân loại sách vở thời xưa: Kinh điển, Lịch sử, Chư tử, Văn tập.)
Những quyển sách đều cũ rồi, không biết là bộ đầu già để lại cho hắn hay là hắn tự mua.
Xem xong giá sách, A Kiều muốn quét dọn phòng nhưng trước khi tổ chức hôn lễ, phòng của Triệu Yến Bình đã được thu dọn trước rồi nên trong phòng rất sạch, ngay cả dưới gầm giường cũng không có tro bụi gì.
Không có việc gì làm, A Kiều cũng nằm xuống giường ngủ trưa.
Tầm nửa tiếng sau, A Kiều nghe thấy tiếng bà Triệu gọi Thúy Nương, cô lập tức tỉnh dậy rồi nhanh chóng xuống giường sửa sang lại trang phục.
“Bảo mày vá chỗ rách ở áo bào cho qua ngia mà mày vá chậm thế hả?”
Lúc A Kiều đi ra thì thấy bà Triệu đang đứng dưới mái hiên, bà vừa cầm một cái áo bào chưa vá xong vừa mắng Thúy Nương.
Thúy Nương oan ức cúi đầu: “Vốn dĩ cháu cũng không biết khâu vá quần áo, hơn nữa hai ngày nay bận rộn xử lý tiệc rượu, tối qua cháu mới rửa xong bát đũa hai ngày nay, cháu làm gì có thời gian rảnh vá áo cho quan gia chứ.”
Bà Triệu trừng mắt lườm cô: “Mày còn dám cãi lại à? Tao thấy tính tình quan gia tốt nên mới để mày lười như này. Lúc tao lớn bằng tuổi mày, tao có thể may một bộ quần áo trong 3 ngày đấy. Vải vóc thì tốt như này, nếu không phải mắt tao không thấy rõ lắm thì tao không muốn giao cho mày đâu!”
Thúy Nương cúi thấp đầu nghĩ thầm, mắt lão thái thái rất tốt ấy chứ, cô rửa bát không sạch, bên trên còn dính một tí dầu mà lão thãi thãi vẫn phát hiện ra.
Không ai có thể nói được bà Triệu, Thúy Nương đã chuẩn bị tốt tư thế bị nhéo tai.
“Lão thái thái đừng nóng giận, tài khâu vá của cháu cũng tạm được, nếu không để cháu vá áo cho quan gia đi.”
A Kiều mở miệng kịp thời giải vây cho Thúy Nương, cô cũng muốn tìm một ít chuyện để làm. Quan gia không cần cô hầu hạ, cô nhận sính lễ của nhà họ Triệu và đồ trang sức của Liễu thị mà không làm gì thì thành đi ăn chùa à?
Bà Triệu nghi ngờ nhìn về phía A Kiều: “Cháu biết may vá quần áo?”
A Kiều ngại ngùng cười cười, cô chỉ vào cái váy trên người: “Cái váy này do chính tay cháu làm, lão thái thái xem có được không?”
Bà Triệu liền đi quanh người A Kiều một vòng, bà kéo tay A Kiều lên nhìn kỹ đường may trên tay áo. Bà Triệu rất hài lòng, bà đưa cái áo Thúy Nương không vá tốt cho A Kiều: “Tay chân Thúy Nương vụng về, cháu biết may vá thì quần áo, giày dép và tất của quan gia từ nay về sau đều giao cho cháu.”
Mười lượng bạc mua được thiếp, còn có nhiều cách dùng khác nhau, bà Triệu ôm tâm lý tận dụng hết mức để thu hồi vốn.
A Kiều không có bất kỳ lời oán giận nào.
Nhà họ Triệu chỉ có quan gia và bà Triệu cần hầu hạ, hai người này đều xem như người có ơn với cô nên A Kiều cam tâm tình nguyện làm việc giúp bọn họ.
Buổi chiều, A Kiều ngồi yên trong phòng vá áo.
Bà Triệu tò mò rất nhiều chuyện nên bà bê ghế đẩu ra ngồi cạnh người A Kiều. Bà vừa nhìn A Kiều làm việc vừa hỏi cô: “A Kiều à, bây giờ chúng ta đều là người một nhà, làm gì cũng không cần khách khí nữa. Bà có chuyện này buồn phiền lâu rồi, cháu xem một cô gái xinh đẹp như cháu vào lầu Hoa Nguyệt mà tú bà không sắp xếp cháu tiếp khách sao?”
Máu của quan gia đã chứng minh sự trong sạch của cô trước mặt bà Triệu nên bây giờ nhắc đến lầu Hoa Nguyệt, A Kiều cũng không cảm thấy kích động nữa. Cô kể qua chuyện sinh hoạt hàng ngày ở trong lầu Hoa Nguyệt cho bà Triệu nghe.
Bà Triệu cũng không nhịn được tiếc hận thay tú bà, vất vả bỏ ra bao nhiêu bạc nuôi một cô gái xinh đẹp như này, chỉ mấy ngày nữa liền bán được một số tiền lớn nhưng thời điểm mấu chốt lại bị người trong nha môn đến phá hỏng chuyện tốt.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cháu trai xử lý bản án ở lầu Hoa Nguyệt, tú bà tốn công bồi dưỡng mỹ nhân nhưng cuối cùng lại lời cho cháu trai của bà. Nghĩ đến đây, bà Triệu liền thoải mái, bà cảm thấy mình chiếm được một món lời lớn.
“Nói như vậy cháu không những biết đọc sách, viết chữ mà còn biết đánh đàn, hát sao?” Bà Triệu hỏi tiếp.
A Kiều gật đầu.
Ở trong quán trà phải trả tiền mới được nghe hát, lỗ tai bà Triệu hơi ngứa ngáy, bà liền bảo A Kiều hát một bài cho bà nghe.
Lầu Hoa Nguyệt dạy A Kiều hát chủ yếu để lấy lòng đàn ông, nhưng lúc A Kiều tập luyện thì phát hiện ra mình cũng thích hát.
Bà Triệu muốn nghe, A Kiều liền hát một bài hát chúc thọ cho bà nghe, cô không dám hát to, chỉ hát vửa đủ để người trong nhà nghe thấy thôi.
Thanh âm của A Kiều vừa mềm mại vừa ngọt ngào, một bài hát chúc thọ cũng mang theo sự mềm mại, xinh đẹp như thế. Bà Triệu sống hơn 60 năm nhưng đây là lần đầu tiên bà nghe được bài hát hay như này. Bà cảm giác cái xương già của mình được ngâm trong nước nóng, cả người thoải mái giống như vợ quan gia an nhàn sung sướng. Cuộc sống chỉ cần hưởng phúc là được, không phải phiền não vì cái gì cả.
“Còn bài nào nữa không, hát thêm hai bài đi.”
A Kiều biết rất nhiều, cô chọn mấy bài không liên quan đến chuyện nam nữ, miệng cô hát nhưng kim khâu trong tay cũng không chậm trễ chút nào.
Bà Triệu thoải mái hưởng thụ, bỗng nhiên nghĩ đến cháu trai, bà nháy mắt hỏi nhỏ: “Sao toàn mấy bài hát như này vậy? Tú bà có dạy cháu mấy bài hát câu dẫn đàn ông không?”
Mặt A Kiều đỏ lên, cô cắn cắn môi.
Bà Triệu cười nói: “Nhìn cái khuôn mặt nhỏ xấu hổ của cháu này, bà không muốn nghe đâu. Ý của bà là chờ quan gia về, cháu hát cho thằng bé nghe đi.”
A Kiều cụp mắt nói: “Quan gia là người đứng đắn, cháu sợ ngài ấy không thích nghe mấy bài hát tùy tiện kia đâu.”
Bà Triệu nói: “Cũng không phải bắt cháu hát trước mặt mọi người, hai người các cháu thả màn xuống, ai quan tâm hai người ở trong chăn tùy tiện hay không tùy tiện chứ.”
Bà Triệu nói đến mức A Kiều không ngóc đầu lên được, cô nói nhỏ: “Vậy cũng phải xem quan gia có muốn nghe hay không, cháu mới dám hát. Nếu không cháu không dám hát đâu, quan gia trông rất lạnh lùng.”
Bà Triệu thở dài: “Đương nhiên là thằng bé lạnh lùng rồi, cho nên bà mới chọn cháu. Bà trông cậy vào việc cháu đã từng vào lầu Hoa Nguyệt, lá gan lớn có thể thu phục quan gia thay bà, ai ngờ da mặt cháu lại mỏng như vậy.”
A Kiều không hiểu: “Thu phục?”
Bà Triệu nói uyển chuyển: “Thằng bé không vội lấy vợ là bởi vì thằng bé không biết có vợ tốt như nào. Nếu như cháu có thể làm thằng bé hiểu thì nó sẽ vui vẻ lấy vợ thôi.”
Cuối cùng A Kiều cũng hiểu rõ ý của bà Triệu.
Cô cúi đầu vá áo, không biết nên nói gì nữa.
Bà Triệu có tính toán riêng của mình, A Kiều cũng bắt đầu tính toán nhỏ.
Cô biết rõ mọi chuyện, quan gia không vội lấy vợ là vì hắn phải đi tìm em gái. Về sau tìm được Hương Vân, quan gia sẽ không áy náy nữa, lúc đó hắn sẽ đồng ý lấy vợ. Quan gia là một người chính trực, sau khi cưới vợ chắc chắn đối xử tốt với vợ. Nếu như lúc đó quan gia vẫn không động vào cô thì có khả năng về sau cũng không động vào cô nữa, có lẽ hắn sẽ tặng cô cho người bên ngoài.
Trong lòng A Kiều căng thẳng.
Nhà họ Triệu rất tốt, cô không muốn đổi chỗ nữa, cô muốn làm thiếp thật của quan gia. Chờ quan gia lấy vợ, cô sẽ không tranh giành tình cảm với vợ chính thức của quan gia, cô chỉ mong có một chỗ để ở thôi. Hơn nữa cô còn không sinh được con, phu nhân tương lai chắc là chấp nhận cô thôi.
“Lão thái thái, nếu cháu thật sự câu dẫn quan gia, bà sẽ không chê cháu làm bậy làm bạ sao?”
A Kiều ngước mắt thấp thỏm hỏi.
Bà Triệu trừng mắt nhìn cô: “Bà còn mong cháu làm bậy làm bạ ý, yên tâm đi, cháu cứ mạnh dạn mà làm, mọi chuyện đều có bà làm chỗ dựa cho cháu!”
Mặt A Kiểu ửng hồng.
Cô chỉ thăm dò thái độ của bà Triệu thôi, nếu thật sự bảo cô dùng mấy cách của kỹ nữ đi câu dẫn quan gia thì cho cô một vạn lá gan, cô cũng không làm được.
Thôn Thẩm Gia Câu cách xa huyện thành nên chạng vạng tối Triệu Yến Bình mới trở về, vừa vặn đến giờ ăn cơm tối.
Không có Liễu thị và Thẩm Anh, trong nhà chỉ còn 3 người ngồi ăn cơm. Triệu Yến Bình bảo A Kiều ngồi đối diện hắn.
A Kiều lén nhìn bà Triệu.
Bà Triệu trả lại cô ánh mắt « Mạnh dạn lên ! »
A Kiều không có can đảm, cô bê bát chuyên tâm ăn cơm.
Bà Triệu chỉ hận rèn sắt không thành thép, bà quay đầu bảo cháu trai : «Đừng có ăn một mình, A Kiều mới tới nhà chúng ta, còn chưa được tự nhiên, cháu gắp thêm đồ ăn cho con bé đi. Chẳng lẽ còn muốn bà chăm sóc con bé à ?
A Kiều vội vàng đặt bát xuống rồi nói : «Không cần, không cần, cháu tự mình gắp được rồi ạ. »
Bà Triệu chỉ nhìn chằm chằm cháu trai mình.
Trên bàn cơm có hai cái đĩa, một đĩa trứng xào củ niễng và một đĩa thịt hầm. Thịt hầm là thức ăn còn thừa hôm làm tiệc cưới, củ niễng cũng không đặc biệt gì, không ăn nhanh thì không còn tươi mới nữa. Đúng là A Kiều không gắp đồ ăn gì cả, trong bát của cô vẫn còn đầy cơm.
Triệu Yến Bình trực tiếp bê đĩa trứng xào củ niễng lên rồi đổ 1/3 vào trong bát của A Kiều, dưới ánh mắt khiếp sợ của bà Triệu và A Kiều, hắn lại gắp một miếng thịt nạc hầm cho cô.
« Ăn đi, em còn nhỏ, ăn nhiều mau lớn. »
Chia thức ăn xong, Triệu Yến Bình lại bê bát lên, đôi mắt lạnh lùng nhìn mặt bàn.
A Kiều nhìn bát cơm đầy thức ăn, cô không ăn cũng không được.
Ăn cơm xong, Thúy Nương đi tới thu dọn bát đũa, bà Triệu bảo cô : « Rửa bát xong thì đun một siêu nước to đi, tối nay mọi người đều tắm rửa. »
Thúy Nương cười nói : « Vâng ạ ! »
Lúc đầu nhà họ Triệu không có thùng tắm, bà Triệu và Triệu Yến Bình muốn tắm đều phải dùng chậu rửa mặt của mình để đựng nước, sau đó dùng khăn lau lau là xong việc. Lần mua đồ chuẩn bị nạp thiếp, bà Triệu chợt muốn muốn đến cửa hàng thợ mộc xem một chút, bà bỏ ra 90 đồng mua một cái thùng tắm có thể đủ cho hai người cùng nhau tắm. Tất cả cũng vì để cháu trai hưởng thụ được cảm giác tắm cũng mỹ nhân.
« Yến Bình, cháu bê thùng tắm vào phòng đi, nhớ để cho A Kiều tắm thoải mái đấy. » Bà Triệu nghiêm túc sắp xếp.
Triệu Yến Bình nhìn bà nội, ở sân sau có một cái thùng tắm mới tinh vừa chuyển vào, nhưng cái thùng quá lớn, suýt nữa không bê qua cửa nhà.
Nhân lức hắn bận rộn, bà Triệu lại nháy mắt với A Kiều.
A Kiều vội vàng trốn vào phòng.
Triệu Yến Bình bê thùng tắm vào bên trong, A Kiều nhìn hắn rồi lại nhìn cái thùng lớn kia, cô ngượng ngùng cúi thấp đầu, gương mặt ửng hồng như bông hoa hải đường làm bằng lụa cài trên tóc, trông cực kỳ xinh đẹp.
Triệu Yến Bình sắp xếp việc: “Đợi lát nữa cô tắm trước, tôi giả bộ đi nhà xí.”
A Kiều gật đầu nhẹ.
Lúc cô chuẩn bị tắm, Triệu Yến Bình ra ngoài nói chuyện với bà Triệu. Chờ Thúy Nương pha nước xong, đột nhiên Triệu Yến Bình đứng dậy đến nhà xí.
Bà Triệu thấy thế thì thò đầu vào phòng phía đông nhanh chóng nói với A Kiều: “Cháu đừng tắm trước, chờ quan gia trở về rồi hai người cùng tắm với nhau.”
A Kiều đáng thương kẹp ở giữa hai bà cháu nhà này, cô tắm trước không được, mà không tắm trước cũng không xong.
Sau khi do dự, A Kiều lựa chọn nghe theo lời bà Triệu.
Quan gia có thể hiểu chuyện, nhưng bà Triệu mới là người cô không thể đắc tội được.
Tầm nửa tiếng sau, Triệu Yến Bình mời đi ra ngoài nhà xí.
Bà Triệu nói sâu kín: “Mau vào đi, A Kiều còn chờ hầu hạ cháu đấy, nước sắp nguội hết rồi.”
Khóe mắt Triệu Yến Bình co rút, hắn làm như không nghe thấy gì đi vào phòng phía đông. Triệu Yến Bình thấy thùng tắm đã được đổ hơn nửa thùng nước, còn A Kiều thì cầm chặt khăn ngồi trên giường, thấy hắn về, cô muốn khóc rồi. A Kiều nghiêng đầu giải thích rõ: “Quan gia, lão thái thái tới dặn dò tôi, bà bảo tôi không được tắm trước.”
Triệu Yến Bình chỉ cảm thấy đau cả đầu, hắn đánh giá thấp tính toán của bà nội rồi.
Chốt cửa lại, xác định cửa sổ phía nam cũng đóng chặt, Triệu Yến Bình đi đến tủ quần áo lấy ga giường ra rồi nói với A Kiều: “Cô tắm trước đi, tôi nằm ở bên trong, tuyệt đối sẽ không nhìn cô đâu.”
Triệu Yến Bình nói xong liền ra hiệu A Kiều rời giường, hắn cởi giày trèo lên mắc ga giường ngăn cách hai bên rồi thả màn lụa bên ngoài xuống.
A Kiều trơ mắt nhìn rồi nghĩ thầm, nhà này đúng là ứng với câu vỏ quýt dày có móng tay nhọn mà!