Khu vườn mùa hạ
Chương 7
“Tiệm hạt giống Ikeda.”
Sau giờ học thêm, chúng tôi tiến thẳng tới đó, một căn nhà gỗ cổ có hai tầng nằm phía đối diện sân ga, bị kẹp giữa những tòa nhà cao tầng. Chữ trên biển quảng cáo đã phai màu. Cánh cửa kính kiểu đẩy đang để ngỏ, tuy vậy, bên trong vẫn rất tối.
“Hàng hoa ngay trước nhà ga không được à?” Wakabe ngó vào trong. Nó đang nói tới cái cửa hàng gần đây đã xây thành một tòa nhà cao tầng, có lát gạch màu trắng.
“Không được! Phải là tiệm chuyên cơ!”
Tôi từng đến cửa tiệm này một lần. Đó là hồi năm lớp Một, tôi đến đây mua hạt giống hoa bìm bìm. Tôi đánh mất túi hạt giống nhà trường phát để làm bài tập quan sát nên mẹ đã đưa tôi tới đây. Tôi gieo đám hạt mua được vào chậu, ngày nào cũng tưới nước. Chẳng bao lâu sau, những cặp lá nhỏ xíu bắt đầu nhú ra. Cái cây cao vượt lên khỏi giàn tre, quấn quanh ban công, leo lên máng xối, không còn chỗ nào để bám, nó tiếp tục vươn dài lên trời, như muốn móc những cái tua mảnh khảnh vào đó, rồi ngưng lại như thế mãi.
Năm đó, những bông hoa bìm bìm to lần lượt nở rộ. Tôi còn nhớ, số hoa tôi đếm được và chép lại trong cuốn nhật ký quan sát là nhiều nhất so với các bạn cùng lớp. Tôi và mẹ dùng chúng để pha màu nhuộm, nhuộm không biết bao nhiêu cái khăn tay trắng. Phải rồi, lúc đó mẹ tôi còn chưa uống rượu.
Tôi chợt nhớ ra, sau khi hoa tàn hết, tôi có thu hạt giống lại. Giữa những hạt giống đen bóng có lẫn cả những cánh hoa màu đỏ, trắng và tím. Tôi đã cẩn thận thả từng hạt giống nằm vương vãi đó vào một cái bình. Cái bình đó giờ biến đâu rồi không biết nữa.
“Xin chào!”
Trong tiệm yên tĩnh, lành lạnh. San sát những ngăn kéo nhỏ nằm xếp thành hàng. Không gian đậm mùi nhà cổ, cái mùi như được pha lẫn từ mùi đồ hầm và mùi nhang.
“Vâng! Tôi ra ngay đây!”
Phía trong tiệm được chắn bởi một tấm màn màu xanh chàm. Có tiếng chân bước lại gần, nghe như miết vào chiếu. Trong một thoáng khi tấm màn được cuốn lên, ánh sáng tràn vào. Phía bên kia có tiếng chuông gió leng keng, một bà cụ nhỏ bé xuất hiện. Hai cánh tay nhỏ nhắn thò ra từ cái áo vải ngắn tay màu tím, hơi co lại một cách rụt rè. Bàn tay nhỏ. Miệng nhỏ. Đôi mắt tròn cũng nhỏ. Mái tóc bạc rất đẹp vấn thành một búi nhỏ đằng sau. Bà cụ còn bé nhỏ hơn cả tôi. Đôi chân nhỏ đi tất dài đến cổ chân xỏ trong một đôi dép bé xíu. Trông bà như một cô bé nhỏ nhắn.
“Tụi cháu muốn mua hạt giống!”
“Các cháu muốn mua loại gì?”
“Có loại nào rải hạt được vào mùa này không ạ?”
“Tụi cháu sẽ rải hạt ngay hôm nay.” Wakabe nói.
“Đã tháng Tám rồi!” Bà cụ suy nghĩ một chút. “Có hoa giáng sinh hồng đấy.”
“A! Đó là loại hôm qua ông cụ đã kể.” Yamashita nói.
“Đúng thật nhỉ?”
“Ừ! Vậy cho bọn cháu loại đó.”
“Tuy là loại gieo hạt mùa hè nhưng loại hoa đó khó chăm sóc lắm nên chẳng mấy người trồng.” Bà cụ nói vẻ tiếc nuối. “Bà không còn nhập loại đó nữa.”
Bà cụ chậm rãi mở rồi đóng một ngăn kéo nhỏ, tiếp đó lại chậm rãi mở và đóng ngăn kéo bên cạnh, vừa lẩm bẩm một mình. “Để xem nào, loại gieo hạt mùa này…”
Trong ngăn kéo là những túi nhỏ được xếp cẩn thận như những tấm phiếu tra sách của thư viện. Trong những ngăn kéo tối đen đó là cả một vườn hoa đang ngủ yên, chỉ còn chờ nước và ánh sáng. Tôi có cảm giác như cái bình đựng hạt giống hoa bìm bìm của mình cũng sắp hiện ra đâu đây.
Bà cụ chậm chạp di chuyển, cẩn thận quay lại hỏi chúng tôi, “Các cháu trồng vào chậu à?” Tôi tự hỏi, lần trước đến đây, mình cũng đã gặp bà cụ này chăng?
“Trồng ở vườn ạ.”
“Hoa trồng làm hàng rào à?”
“Trồng khắp cả vườn luôn ạ!” Wakabe nói.
“Có loại thích hợp đấy,” bà cụ mỉm cười.
Bà cụ một lần nữa chậm chạp quay người đi.
“Loại này có được không?” Bà lấy từ trong ngăn kéo ra một cái túi, lại chậm rãi quay người lại nhìn chúng tôi, đưa cái túi cho ba đứa. Đó là hoa cúc cánh bướm. “Thời gian gieo hạt” thấy ghi đến giữa tháng Sáu.
“Bây giờ mà gieo thì thân không cao lắm đâu, nhưng nó sẽ vẫn nở. Lúc hoa nở rộ đẹp lắm đấy.” Bà cụ nói vậy, rồi thêm rằng, “Loài này phải trồng ở nơi rộng rãi mới thấy được vẻ đẹp của nó.” Rồi bà dạy chúng tôi rằng mùa này không cần phân bón, cứ vãi hạt ra là được.
“Các cháu định lấy bao nhiêu?”
“Ơ…”
“Nếu gieo khắp cả vườn chắc phải cần một đến hai chục túi.” Khi nói tới “khắp cả vườn”, bà cụ nhấn giọng đầy thích thú.
“Bao nhiêu một túi ạ?” Yamashita hỏi. Phải rồi, bọn tôi chẳng hề tính đến chuyện tiền nong.
“100 yên.”
Bà cụ vừa quay lưng đi là chúng tôi liền bí mật trao đổi. “Mày có bao nhiêu?”
“400 yên.” Wakabe nói.
“350 yên. Là tiền bánh,” Yamashita nói.
Tôi có 300 yên. Vậy ba đứa gộp lại sẽ được 1050 yên.
“Được rồi. Vậy mua vừa số tiền mình có thôi!”
“Thế bữa trưa thì sao?” Yamashita hỏi.
“Nhịn thôi.”
“Hả?”
“Sao thế? Nhịn một bữa thì càng gầy chứ sao!” Nghe Wakabe nói, Yamashita liền im lặng.
Phía bên kia tấm màn, có tiếng ai gọi “Bà ơi!”, rồi khuôn mặt một chị tuổi chừng cấp ba ló ra. “A! Có khách!” Mái tóc dài của chị buộc lại thành túm ở đằng sau. Chị giống hệt bà cụ ở chiếc cằm hơi hếch và cái trán tròn.
“Eri ơi, giúp bà cái nào!”
“Dạ!” Cái áo phông trắng chị mặc thấp thoáng chuyển động trong không gian thiếu sáng của cửa tiệm. Hai người họ lấy tất cả hạt giống cúc cánh bướm có trong ngăn kéo ra, bắt đầu gói lại.
“Mấy cháu này định trồng hoa khắp vườn.”
“Vậy hoa cúc là hợp nhất rồi. Không tốn công chăm sóc đâu,” Chị mỉm cười nhìn Wakabe. “Có vườn thích thật đấy!”
“Đấy là vườn của ông.” Wakabe luống cuống, nhìn xuống dưới. “Em sống ở khu chung cư mà.” Wakabe nhỏ giọng dần. Chân nó lại bắt đầu run. Tôi bèn đặt tay lên vai nó.
“Thế à,” chị nhìn nó giây lát rồi nhẹ nhàng nói, sau đó lại im lặng làm việc.
“Cầm lấy đi nào.” Cái túi giờ đã căng tròn.
“Ơ!”
“Không sao đâu. Đấy là phần còn thừa lại từ mùa xuân. Các cháu cứ cầm về đi.” Bà cụ nói. “Với, chỗ này cũng sắp đóng cửa rồi!” Bà cười, vẻ hơi buồn. “Các cháu còn trẻ mà đã thích làm vườn như vậy, thật là một điều tuyệt vời!” Rồi bà cúi đầu nhanh một cái.
“Chắc chắn ông sẽ rất vui đấy!” Chị kia cười, gật đầu với Wakabe.
Mặc dù bà cụ bảo không cần tiền, chúng tôi vẫn đặt lại đủ 1050 yên, nói cám ơn và nhận cái gói hạt giống. Trong suốt quãng thời gian đi đến nhà ông cụ, Wakabe cứ ôm khư khư cái gói, có gợi chuyện cũng chả nói câu nào.
* * *
Ba đứa mở túi ra nhìn, hạt chất thành đống có ngọn. Những hạt cúc dài và khô. Chúng tôi bốc từng vốc vào lòng bàn tay, khom người, không vãi tung ra mà cẩn thận gieo từng hạt.
“Sao lại có nhiều hạt giống thế này?” Ông cụ đứng ở hành lang, kinh ngạc nói.
“Bọn cháu vào cướp của tiệm hoa mà!” Tôi nói.
“Bọn nhóc mà làm ăn cướp được à?” Ông cụ cười khẩy. Ban đầu chính ông cụ cũng coi chúng tôi là lũ ăn trộm, vậy mà giờ hình như đã quên khuấy mất rồi.
“Hoa cúc ấy, khi trồng trộn lẫn nhiều loại.” Ông cụ nói. “Ở quê ta, chúng mọc đầy ra.”
“Quê ông ở đâu?”
“Hokkaido.”
“Ồ!”
“Lúc đó ta mới chỉ bằng tuổi mấy đứa thôi.” Ông cụ lim dim mắt hồi tưởng.
Tôi cũng thử nhắm mắt lại, tai tôi như nghe thấy những âm thanh xào xạc nhẹ nhàng của gió thổi qua cánh đồng ngợp hoa cúc nở. Ông cụ hồi niên thiếu trông ra sao nhỉ? Chắc chắn là không bị hói như bây giờ, có lẽ hơi gầy và cháy nắng. Tôi cố gắng tưởng tượng về ông. Nhưng không hiểu tại sao tôi chỉ hình dung ra chính mình đang đứng giữa cánh đồng hoa cúc đó.
“Mày biết ý nghĩa của cúc cánh bướm là gỏng?” Yamashita nói.
“Không biết.”
“Gì gì đó của thiếu nữ.”
“Gì là gì mới được?”
“Ở dưới đáy túi có ghi mà. Thuần... gì đó của thiếu nữ.”
Những cái túi có in hình hoa cúc cánh bướm, tất cả hơn năm mươi cái, nằm vương vãi ở hành lang. Trông cứ như đám hoa nở sớm trên hành lang vậy. Tôi nhặt lấy một cái, lật mặt sau. Tên tiếng Nhật: anh đào mùa thu, đại xuân cúc. Ngành: họ cúc. Xuất xứ: Mê xi cô. Ý nghĩa của hoa: sự thuần khiết của thiếu nữ.
“Này, nó viết gì thế?” Yamashita hỏi. Nhưng tôi cảm thấy đây là một từ khó có thể nói ra.
“Đấy! Đến Kiyama còn chẳng đọc được!”
“Tao đọc được.”
“Vậy thì là gì?”
“Thuần khiết.” Tôi bực bội nói to.
“Thuần khiết nghĩa là gì?”
Hết nói nổi. Kết quả môn quốc ngữ của Yamashita chắc phải rất tệ hại. “Nghĩa là trinh bạch.”
“Trinh bạch là sao?”
“Tức là không làm gì xấu chứ sao!” Tôi lầm bầm.
“Chuyện xấu là chuyện gì nhỉ?” Yamashita nói bâng quơ. “Kiểu như trốn học thêm, hay ăn vụng bánh kẹo lúc nửa đêm?”
“Ai mà biết!”
“Hay là giấu bài kiểm tra đã được trả. Nói dối cũng là không tốt nhỉ?”
Ông cụ phì cười
“Chúng mày ồn ào quá!” Yamashita cáu kỉnh nói. “Làm nhanh nhanh lên!”
“Kỳ lạ thật! Wakabe từ nãy đến giờ lạ lắm. Cứ im lặng suốt.”
“Kệ nó!” Chẳng lẽ tôi lại bảo tại Wakabe đang mải nghĩ đến chị lúc nãy ở tiệm hoa. Tôi không muốn bóc mẽ nó ra. Đó là tình đồng đội.
Ông cụ mang từ trong nhà ra một cái ống nước cũ, một đầu đã buộc vào vòi nước trong bếp. Ông chuyền cho tôi cái đầu vòi sen, đánh mắt về phía Wakabe lúc này đang đứng xây lưng lại. Yamashita cười khúc khích, đi từ hành lang vào nhà, vặn vòi nước trong bếp đang nối với cái ống.
“OK!” Yamashita hạ giọng nói. Tôi bóp chặt đầu ống, chỉnh tầm ngắm. Tôi thả tay, loáng cái, nước bắn phụt ra.
“Oái! Lạnh quá! Thôi đi!” Thằng cận luống cuống quay lại.
Wakabe chạy trốn quanh vườn. Nó nhón chân để không giẫm vào những chỗ đã gieo hạt nên trông cứ như đang nhảy múa. Tôi, Yamashita và cả ông cụ đều cười phá lên.
“Ôi! Đẹp quá!” Có tiếng con gái ở ngoài bức tường. Đó là Tashima và Sakei. “Hả?” Wakabe đứng lại, nước phụt vào mông nó.
“Cầu vồng kìa! Đẹp quá!” Tashima nói.
“Đúng thật!”
Nểu đổi hướng phun nước đi một chút, từ hành lang có thể thấy cầu vồng nhỏ hiện lên. Đủ bảy sắc màu của ánh mặt trời. Đó không phải thứ người ta có thể thường xuyên bắt gặp, nhưng lại hiện ra chỉ nhờ vào những tia nước. Ánh sáng luôn hiện hữu quanh ta, nhưng màu sắc của nó lại ẩn đi. Trong thế giới này có lẽ có vô vàn thứ đang ẩn nấp, vô vàn thứ ta không nhìn thấy được. Có những thứ giống như cầu vồng, thời tiết thay đổi một chút là sẽ xuất hiện; nhưng cũng có những thứ, phải trải qua một quãng đường rất dài ta mới có thể thấy nó. Thứ đang đợi tôi tìm ra, hiện giờ nó đang ẩn nấp ở đâu nhỉ?
Đúng lúc đó, cái đầu vòi sen không chịu nổi lực phun của nước, bật tụt ra. Nước xối xuống khoảnh đất đã gieo hạt, xoáy thành một vệt lõm nhỏ.
“Ối!” Ông cụ kêu lên, cuống quýt chộp lấy cái vòi sen từ tay tôi, bóp chặt phần đầu ống, cố hãm dòng nước lại. Một luồng nước phụt trúng vào mặt Wakabe đang đứng ngẩn ngơ. “Úi cha!”
Tiếng cười của mấy bạn nữ như cánh chim vút bay lên bầu trời.
“Xin lỗi! Xin lỗi! Không sao chứ?” Ông cụ nói, cố nén cười. Lúc này Yamashita mới để ý, vội chạy đi khóa vòi nước lại.
* * *
Tôi nằm trên giường, đếm số nhịp thở. 1, 2, 3, 4, 5, 6... 14, 15, 16, 17… sau 30, giọng tôi nhỏ dần trong cơn buồn ngủ. Tôi bị cuốn chập chờn vào giấc ngủ, đôi lúc lại trôi về thực tại giống như chiếc giày cũ lập lờ trên mặt nước. Và rồi, tôi lại bắt đầu đếm. 1, 2, 3...
Cách đây lâu rồi, sau khi đọc trong một quyển sách rằng con người hô hấp khoảng từ 600 triệu đến 800 triệu lần trong suốt thời gian sống, tôi đã thử đếm số lần thở ra hít vào của mình trong suốt một ngày. Tôi nhớ đó là hồi lớp Hai.
Việc đếm nhịp thở liên tục như vậy dần dần khiến tôi bị nghẹn, khó chịu ở cổ rồi dẫn đến ho khan, thế nhưng tôi vẫn đếm lại từ đầu. Tôi đếm cả trong giờ học, cả trong lúc ăn cơm, “Thôi đi con!” Mẹ tôi nói vậy không biết bao lần, vì tôi cứ thở hổn hển bằng miệng và bị ho khan suốt. Nhưng chính tôi cũng chẳng biết phải làm thế nào để ngừng ho.
“Con không thở được. Con không biết phải thở thế nào nữa. Con chết mất, mẹ ơi!”
Hàng đêm, tôi nằm trên giường, vừa khóc vừa kêu như vậy.
Hồi mới đầu mẹ không rõ phải làm sao, chỉ biết ngồi bên cạnh và mang sữa ấm vào cho tôi uống. Những lúc như vậy, tôi cảm thấy an lòng hơn một chút, nhưng mẹ vừa đi mất, tôi lại bị nỗi lo sợ cũ bao trùm.
“Mình không thở được! Mình sẽ chết!”
Tôi không còn gọi mẹ nữa, nhưng vẫn đếm nhịp thở trước lúc đi ngủ. Từ lúc sinh ra đến giờ, tôi đã thở bao nhiêu lần rồi nhỉ. Nếu trong 60 năm số lần thở của tôi là 800 triệu lần, vậy năm tôi 12 tuổi là 120 triệu lần. Tức là 120 triệu khối không khí nhỏ đã đi qua cơ thể tôi. Không ai biết được lượng nhịp thở ấy sẽ đến được con số bao nhiêu. Rồi một lúc nào đó nó sẽ đột nhiên chấm dứt như bị ai đó cắt đứt. 500 triệu lần, 800 triệu lần, 900 triệu lần, có khi chỉ là 300 triệu lần. Rồi sau đó tôi sẽ đi về đâu nhỉ. Hay là...
Tôi thử nhịn thở, rồi vùi mặt vào gối, bắt đầu đếm: 1, 2, 3... 30... 40... 50... 60... 311, 312, 313, 314… mắt vẫn nhắm nghiền. Trong bóng tối, như bắt đầu có ánh vàng nhấp nhoáng.
Thoắt cái, ánh vàng biến thành một cánh đồng đầy những bông hoa vàng. Cơ thể tôi bay lên, giống như một con chim quan sát cánh đồng từ trên cao. Không, sai rồi. Đấy là lửa. Những bông hoa màu vàng biến thành những đốm lửa nhỏ, cháy bùng lên, trong phút chốc cánh đồng biến thành một biển lửa. Có ai đó đang đứng đó, chân giẫm trên lửa. Người đó vẫy tay với tôi. Ai vậy nhỉ? Nhưng, tôi chỉ nhịn thở được đến đấy. Tôi bức bối vô cùng, cả cơ thể tôi hít thở một cách khó nhọc.
Ngày xưa, hồi tôi còn nhỏ, có một ông bác đã dạy tôi rằng chết là ngừng thở. Và suốt cả một thời gian dài, tôi đã tin như vậy. Nhưng điều đó không đúng. Bởi vì sống không chỉ có nghĩa là thở. Điều đó chắc chắn sai rồi.
* * *
Ngày hôm sau, ba đứa giúp ông cụ sửa nhà. Chúng tôi đóng lại đinh vào những phần tường gỗ đã bị bật ra, gọi thợ kính đến thay chỗ kính vỡ, chữa khung cửa sổ để che ánh nắng, sơn lại bằng sơn mua ở cửa hàng bán dụng cụ. Chúng tôi cắt nhỏ hộp đựng cá hồi mà Yamashita mang từ nhà đến, dùng đinh đóng chúng lên để che đi những lỗ thủng trên cánh cửa chớp.
Ông cụ dạy cả bọn cách dùng dũa, dùng chổi quét sơn như thế nào, và cả cách dùng cưa. Chúng tôi gõ búa nhầm vào ngón tay, làm đổ hộp sơn, rồi còn phải khổ chiến với cái cưa cứ hay mắc vào mấy tấm ván.
Sugita và Matsushita vẫn như trước, lấp ló nhìn vào.
“Này!” Đứng trên cầu thang, tôi gọi hai đứa nó. “Mang hộ hộp sơn lên đây được không? Tao để ở dưới đấy mất rồi!”
Wakabe đang hì hục lắp cánh cửa sổ đã khô sơn, còn Yamashita đang vá dở lỗ thủng trên cửa lưới, những ngón tay mập mạp của nó cầm chắc cái kìm. Tôi hướng về phía Sugita và Matsushita, vẫy vẫy cái chổi sơn.
Matsushita quay sang nhìn Sugita, vẻ không biết nên làm thế nào. Sugita liếc hộp sơn màu vàng sáng, rồi nhìn tôi vẻ thận trọng. “Vụ tập bóng đá thì sao?”
“Hả?”
“Mày định nghỉ à?”
Phải rồi, từ hồi vào hè đến giờ cũng khá lâu, hôm nay là ngày lớp bóng đá tập trung. “Tao quên mất rồi!”
“Làm thế nào bây giờ?” Sugita hạ giọng hỏi. Chậc, sao nó không để tôi yên.
“Bên này hôm nay bận lắm. Tao nghỉ. Mày nói với huấn luyện viên hộ tao.”
Matsushita tròn xoe mắt.
“Mấy đứa kia cũng thế hả?” Sugita hất cằm về phía Wakabe và Yamashita.
“Này!” Tôi hét thật to để Wakabe và Yamashita nghe thấy. “Hôm nay là ngày học đá bóng đấy! Chúng mày đi không?”
“Không được đâu. Tao đang dở tay!” Wakabe giỏi nhất môn bóng đá, thế mà giờ hoàn toàn chẳng có hứng đi.
“Tao quên mất. Tao nản bóng đá rồi. Đừng nói gì nữa nhé. Đồ mẹ trẻ!” Yamashita trả lời, giọng chẳng có vẻ gì là muốn bỏ cuộc cả.
“Thế nên, mày mang hộp sơn lại đây mau lên!”
Sugita hơi giật lùi ra sau rồi cắm đầu chạy mất. Thằng Matsushita cũng bám đuôi theo sau.
“Này! Sao lại phải trốn hả?”
“Đây.” Ông cụ chuyền hộ cho tôi hộp sơn. Tôi bắt đầu quét màu vàng sáng lên những tấm ván tường. Dù quay lưng lại, tôi vẫn biết ông cụ đang nhìn tôi. Ông cụ hay nhìn chúng tôi mà vẫn làm ra vẻ như đang không nhì
Có lần tôi để quên ở hành lang nhà ông cụ cuốn Con bù nhìn, đó là một cuốn truyện kinh dị rất đáng sợ và thú vị, nhân vật chính là một cậu bé người Anh tầm tuổi chúng tôi. Ông cụ cũng chẳng hỏi quyển sách này là của ai mà đưa ngay cho tôi.
Lúc đầu là chúng tôi theo dõi ông cụ, nhưng chẳng biết từ lúc nào chúng tôi lại thành bên bị theo dõi. Nhưng việc này khiến tôi có cảm giác hơi khác với việc mẹ vừa uống rượu vừa nhìn tôi chằm chằm lúc ăn cơm.
* * *
Mặc dù những vệt sơn đậm nhạt không đều trông khá rõ, căn nhà vẫn như được hồi sinh. Dưới bóng cây gạo, chúng tôi lần lượt điểm lại từng thành quả. Tường ngoài màu vàng sáng, khung và cánh cửa sổ màu xanh lá. Ngay cả máng xối cũng được sơn màu xanh lá. Lớp mái tôn màu xanh nước biển trông cũng không đến nỗi tệ. Tôi có cảm tưởng nếu có người lạ nào nhìn thấy ngôi nhà này, ắt đều muốn thử gõ cửa. “Khi nào vườn nở đầy cúc cánh bướm, nơi này sẽ thành ra ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên đây!” Yamashita nói. Khắp nơi trong vườn, lẫn trong cỏ dại, những cặp lá của cây cúc cánh bướm bắt đầu nhú ra. Chúng tôi không nhổ cỏ nữa. Ông cụ bảo rằng trông như vậy vẫn ổn, đám cỏ cũng đã cố sống đến tận bây giờ.
“Chẳng giống nhà mình chút nào!” Ông cụ khoanh tay, vẻ tự hào.
“Đúng thế thật! Hồi trước chẳng thể nghĩ đây là chỗ có người ở.” Wakabe nói. Ông cụ lườm nó nhưng nó hoàn toàn không để tâm. Nó đang say mê ngắm cánh cửa chớp đọng những giọt sơn đã khô cứng lại.
“Đúng thế thật!” Ông cụ nhìn lại ngôi nhà của mình lần nữa. “Quả đúng như thế. Tại đã lâu lắm rồi ta chẳng ngó ngàng gì đến ngôi nhà này!”
“Phải làm mới biết chứ nhỉ?” Tôi nói.
“Ừ, phải làm mới biết được.” Ông cụ gật đầu, như thể ở cái tuổi này lần đầu tiên ông mới cảm thấy có tự tin.
“Ông từng kết hôn chưa?” Wakabe đột nhiên hỏi.
“Có rồi.” Ông cụ như đang nói tới chuyện của người khác.
“Người đó thế nào rồi? Chết rồi à?”
“Ờ thì...”
“Chia tay à?”
“Ờ, đại loại như vậy.”
“Tại sao thế?”
“Quên rồi!”
“Ông không kết hôn nữa à?”
“Không.”
“Tại sao thế? ”
“Chả biết”. Ông cụ gằn giọng.
“Người đó tên là gì?”
“Quên rồi!”
“Người đó có đẹp không?”
“Quên rồi!”
“Ông có con không?”
“Không!”
“Kỳ lạ thật đấy!”
“Cái gì?”
“Bố cháu kết hôn hai lần, và đều có con với cả hai người.”
“Thế thì tốt chứ sao”. Ông cụ thở dài.
“Chẳng tốt đâu!” Wakabe dẩu môi, nghĩ ngợi gì đó. “Giả như ông mà có con cái, biết đâu bố cháu đã không kết hôn lần nữa.”
“Đừng nói linh tinh.”
“Không thể nghĩ kiểu đấy được ạ?”
“Sao việc bố mày kết hôn hai lần lại thành lỗi của ta
“Hai người hoàn toàn khác nhau. Nhưng biết đâu đó lại là sự xếp đặt nào đó có sẵn.”
“Chẳng hiểu gì cả!”
“Cháu còn chẳng hiểu nữa là... ” Wakabe nói, giọng hơi cáu. “Toàn những chuyện cháu không thể hiểu nổi, thế nên cháu mới nghĩ trong đó chắc phải có một sự xếp đặt nào đó.”
Rồi sau một lúc lâu im lặng, Wakabe chợt ngẩng mặt lên. “Tức là... tức là...” Đột nhiên nó nói rất nhanh, rất to. “Nhà A có một quả táo. Nhà B có hai quả táo. Gộp lại sẽ thành mấy quả? Câu trả lời chỉ có thể là ba quả thôi. Nhưng vẫn có thể chia sẻ được. Đó chính là điều cháu không thể hiểu. Bố cháu không thể chia làm hai giống như quả táo kia, và nhà cháu không có bố. Còn ông chỉ có một mình. Mà ông không thể trở thành bố cháu được. Ông cũng không phải là táo. Nhưng chắc chắn ở nơi nào đó phải có cách xếp đặt tốt hơn cho mọi người, cháu muốn tìm ra sự xếp đặt đó. Trái đất có bầu khí quyển, chim có cánh, gió thổi, chim bay lên trời được, con người đã tìm ra được sự xếp đặt lớn rồi đấy thôi. Thế nên máy bay mới bay được còn gì. Đã có máy bay bay nhanh hơn cả âm thanh rồi thì tại sao nhà cháu vẫn không có bố? Tại sao ngày Chủ nhật mẹ cháu lại ở trong siêu thị với khuôn mặt kinh hoàng như vậy? Tại sao cháu cứ bị nói rằng một lúc nào đó cháu phải khiến cho bố cháu hối hận?”
Wakabe tuôn ra một tràng, rồi nói cụt lủn, “Đi về thôi!”
Ông cụ chẳng để tâm đến những mầm hoa đang lên, bước phăm phăm qua vườn, vào trong nhà, mang quả dưa hấu và con dao ra. Ông cụ bổ miếng dưa hấu ra làm tư, nói “Này!” và chìa miếng dưa ra. “Ăn đi!”
“Được ạ?” Wakabe cúi đầu vẻ hổ thẹn.
“Được mà!”
Wakabe liền ăn miếng dưa. Ban đầu nó rụt rè cắn lấy một miếng. Rồi ngay sau đó, nó vùi mặt vào miếng dưa to tướng, ngoạm lấy ngoạm để. Chúng tôi ăn sạch sẽ thứ quả ngọt được nuôi lớn bằng ánh mật trời ấy như thể đánh bại một kẻ địch đáng ghét nào đó.
Sau giờ học thêm, chúng tôi tiến thẳng tới đó, một căn nhà gỗ cổ có hai tầng nằm phía đối diện sân ga, bị kẹp giữa những tòa nhà cao tầng. Chữ trên biển quảng cáo đã phai màu. Cánh cửa kính kiểu đẩy đang để ngỏ, tuy vậy, bên trong vẫn rất tối.
“Hàng hoa ngay trước nhà ga không được à?” Wakabe ngó vào trong. Nó đang nói tới cái cửa hàng gần đây đã xây thành một tòa nhà cao tầng, có lát gạch màu trắng.
“Không được! Phải là tiệm chuyên cơ!”
Tôi từng đến cửa tiệm này một lần. Đó là hồi năm lớp Một, tôi đến đây mua hạt giống hoa bìm bìm. Tôi đánh mất túi hạt giống nhà trường phát để làm bài tập quan sát nên mẹ đã đưa tôi tới đây. Tôi gieo đám hạt mua được vào chậu, ngày nào cũng tưới nước. Chẳng bao lâu sau, những cặp lá nhỏ xíu bắt đầu nhú ra. Cái cây cao vượt lên khỏi giàn tre, quấn quanh ban công, leo lên máng xối, không còn chỗ nào để bám, nó tiếp tục vươn dài lên trời, như muốn móc những cái tua mảnh khảnh vào đó, rồi ngưng lại như thế mãi.
Năm đó, những bông hoa bìm bìm to lần lượt nở rộ. Tôi còn nhớ, số hoa tôi đếm được và chép lại trong cuốn nhật ký quan sát là nhiều nhất so với các bạn cùng lớp. Tôi và mẹ dùng chúng để pha màu nhuộm, nhuộm không biết bao nhiêu cái khăn tay trắng. Phải rồi, lúc đó mẹ tôi còn chưa uống rượu.
Tôi chợt nhớ ra, sau khi hoa tàn hết, tôi có thu hạt giống lại. Giữa những hạt giống đen bóng có lẫn cả những cánh hoa màu đỏ, trắng và tím. Tôi đã cẩn thận thả từng hạt giống nằm vương vãi đó vào một cái bình. Cái bình đó giờ biến đâu rồi không biết nữa.
“Xin chào!”
Trong tiệm yên tĩnh, lành lạnh. San sát những ngăn kéo nhỏ nằm xếp thành hàng. Không gian đậm mùi nhà cổ, cái mùi như được pha lẫn từ mùi đồ hầm và mùi nhang.
“Vâng! Tôi ra ngay đây!”
Phía trong tiệm được chắn bởi một tấm màn màu xanh chàm. Có tiếng chân bước lại gần, nghe như miết vào chiếu. Trong một thoáng khi tấm màn được cuốn lên, ánh sáng tràn vào. Phía bên kia có tiếng chuông gió leng keng, một bà cụ nhỏ bé xuất hiện. Hai cánh tay nhỏ nhắn thò ra từ cái áo vải ngắn tay màu tím, hơi co lại một cách rụt rè. Bàn tay nhỏ. Miệng nhỏ. Đôi mắt tròn cũng nhỏ. Mái tóc bạc rất đẹp vấn thành một búi nhỏ đằng sau. Bà cụ còn bé nhỏ hơn cả tôi. Đôi chân nhỏ đi tất dài đến cổ chân xỏ trong một đôi dép bé xíu. Trông bà như một cô bé nhỏ nhắn.
“Tụi cháu muốn mua hạt giống!”
“Các cháu muốn mua loại gì?”
“Có loại nào rải hạt được vào mùa này không ạ?”
“Tụi cháu sẽ rải hạt ngay hôm nay.” Wakabe nói.
“Đã tháng Tám rồi!” Bà cụ suy nghĩ một chút. “Có hoa giáng sinh hồng đấy.”
“A! Đó là loại hôm qua ông cụ đã kể.” Yamashita nói.
“Đúng thật nhỉ?”
“Ừ! Vậy cho bọn cháu loại đó.”
“Tuy là loại gieo hạt mùa hè nhưng loại hoa đó khó chăm sóc lắm nên chẳng mấy người trồng.” Bà cụ nói vẻ tiếc nuối. “Bà không còn nhập loại đó nữa.”
Bà cụ chậm rãi mở rồi đóng một ngăn kéo nhỏ, tiếp đó lại chậm rãi mở và đóng ngăn kéo bên cạnh, vừa lẩm bẩm một mình. “Để xem nào, loại gieo hạt mùa này…”
Trong ngăn kéo là những túi nhỏ được xếp cẩn thận như những tấm phiếu tra sách của thư viện. Trong những ngăn kéo tối đen đó là cả một vườn hoa đang ngủ yên, chỉ còn chờ nước và ánh sáng. Tôi có cảm giác như cái bình đựng hạt giống hoa bìm bìm của mình cũng sắp hiện ra đâu đây.
Bà cụ chậm chạp di chuyển, cẩn thận quay lại hỏi chúng tôi, “Các cháu trồng vào chậu à?” Tôi tự hỏi, lần trước đến đây, mình cũng đã gặp bà cụ này chăng?
“Trồng ở vườn ạ.”
“Hoa trồng làm hàng rào à?”
“Trồng khắp cả vườn luôn ạ!” Wakabe nói.
“Có loại thích hợp đấy,” bà cụ mỉm cười.
Bà cụ một lần nữa chậm chạp quay người đi.
“Loại này có được không?” Bà lấy từ trong ngăn kéo ra một cái túi, lại chậm rãi quay người lại nhìn chúng tôi, đưa cái túi cho ba đứa. Đó là hoa cúc cánh bướm. “Thời gian gieo hạt” thấy ghi đến giữa tháng Sáu.
“Bây giờ mà gieo thì thân không cao lắm đâu, nhưng nó sẽ vẫn nở. Lúc hoa nở rộ đẹp lắm đấy.” Bà cụ nói vậy, rồi thêm rằng, “Loài này phải trồng ở nơi rộng rãi mới thấy được vẻ đẹp của nó.” Rồi bà dạy chúng tôi rằng mùa này không cần phân bón, cứ vãi hạt ra là được.
“Các cháu định lấy bao nhiêu?”
“Ơ…”
“Nếu gieo khắp cả vườn chắc phải cần một đến hai chục túi.” Khi nói tới “khắp cả vườn”, bà cụ nhấn giọng đầy thích thú.
“Bao nhiêu một túi ạ?” Yamashita hỏi. Phải rồi, bọn tôi chẳng hề tính đến chuyện tiền nong.
“100 yên.”
Bà cụ vừa quay lưng đi là chúng tôi liền bí mật trao đổi. “Mày có bao nhiêu?”
“400 yên.” Wakabe nói.
“350 yên. Là tiền bánh,” Yamashita nói.
Tôi có 300 yên. Vậy ba đứa gộp lại sẽ được 1050 yên.
“Được rồi. Vậy mua vừa số tiền mình có thôi!”
“Thế bữa trưa thì sao?” Yamashita hỏi.
“Nhịn thôi.”
“Hả?”
“Sao thế? Nhịn một bữa thì càng gầy chứ sao!” Nghe Wakabe nói, Yamashita liền im lặng.
Phía bên kia tấm màn, có tiếng ai gọi “Bà ơi!”, rồi khuôn mặt một chị tuổi chừng cấp ba ló ra. “A! Có khách!” Mái tóc dài của chị buộc lại thành túm ở đằng sau. Chị giống hệt bà cụ ở chiếc cằm hơi hếch và cái trán tròn.
“Eri ơi, giúp bà cái nào!”
“Dạ!” Cái áo phông trắng chị mặc thấp thoáng chuyển động trong không gian thiếu sáng của cửa tiệm. Hai người họ lấy tất cả hạt giống cúc cánh bướm có trong ngăn kéo ra, bắt đầu gói lại.
“Mấy cháu này định trồng hoa khắp vườn.”
“Vậy hoa cúc là hợp nhất rồi. Không tốn công chăm sóc đâu,” Chị mỉm cười nhìn Wakabe. “Có vườn thích thật đấy!”
“Đấy là vườn của ông.” Wakabe luống cuống, nhìn xuống dưới. “Em sống ở khu chung cư mà.” Wakabe nhỏ giọng dần. Chân nó lại bắt đầu run. Tôi bèn đặt tay lên vai nó.
“Thế à,” chị nhìn nó giây lát rồi nhẹ nhàng nói, sau đó lại im lặng làm việc.
“Cầm lấy đi nào.” Cái túi giờ đã căng tròn.
“Ơ!”
“Không sao đâu. Đấy là phần còn thừa lại từ mùa xuân. Các cháu cứ cầm về đi.” Bà cụ nói. “Với, chỗ này cũng sắp đóng cửa rồi!” Bà cười, vẻ hơi buồn. “Các cháu còn trẻ mà đã thích làm vườn như vậy, thật là một điều tuyệt vời!” Rồi bà cúi đầu nhanh một cái.
“Chắc chắn ông sẽ rất vui đấy!” Chị kia cười, gật đầu với Wakabe.
Mặc dù bà cụ bảo không cần tiền, chúng tôi vẫn đặt lại đủ 1050 yên, nói cám ơn và nhận cái gói hạt giống. Trong suốt quãng thời gian đi đến nhà ông cụ, Wakabe cứ ôm khư khư cái gói, có gợi chuyện cũng chả nói câu nào.
* * *
Ba đứa mở túi ra nhìn, hạt chất thành đống có ngọn. Những hạt cúc dài và khô. Chúng tôi bốc từng vốc vào lòng bàn tay, khom người, không vãi tung ra mà cẩn thận gieo từng hạt.
“Sao lại có nhiều hạt giống thế này?” Ông cụ đứng ở hành lang, kinh ngạc nói.
“Bọn cháu vào cướp của tiệm hoa mà!” Tôi nói.
“Bọn nhóc mà làm ăn cướp được à?” Ông cụ cười khẩy. Ban đầu chính ông cụ cũng coi chúng tôi là lũ ăn trộm, vậy mà giờ hình như đã quên khuấy mất rồi.
“Hoa cúc ấy, khi trồng trộn lẫn nhiều loại.” Ông cụ nói. “Ở quê ta, chúng mọc đầy ra.”
“Quê ông ở đâu?”
“Hokkaido.”
“Ồ!”
“Lúc đó ta mới chỉ bằng tuổi mấy đứa thôi.” Ông cụ lim dim mắt hồi tưởng.
Tôi cũng thử nhắm mắt lại, tai tôi như nghe thấy những âm thanh xào xạc nhẹ nhàng của gió thổi qua cánh đồng ngợp hoa cúc nở. Ông cụ hồi niên thiếu trông ra sao nhỉ? Chắc chắn là không bị hói như bây giờ, có lẽ hơi gầy và cháy nắng. Tôi cố gắng tưởng tượng về ông. Nhưng không hiểu tại sao tôi chỉ hình dung ra chính mình đang đứng giữa cánh đồng hoa cúc đó.
“Mày biết ý nghĩa của cúc cánh bướm là gỏng?” Yamashita nói.
“Không biết.”
“Gì gì đó của thiếu nữ.”
“Gì là gì mới được?”
“Ở dưới đáy túi có ghi mà. Thuần... gì đó của thiếu nữ.”
Những cái túi có in hình hoa cúc cánh bướm, tất cả hơn năm mươi cái, nằm vương vãi ở hành lang. Trông cứ như đám hoa nở sớm trên hành lang vậy. Tôi nhặt lấy một cái, lật mặt sau. Tên tiếng Nhật: anh đào mùa thu, đại xuân cúc. Ngành: họ cúc. Xuất xứ: Mê xi cô. Ý nghĩa của hoa: sự thuần khiết của thiếu nữ.
“Này, nó viết gì thế?” Yamashita hỏi. Nhưng tôi cảm thấy đây là một từ khó có thể nói ra.
“Đấy! Đến Kiyama còn chẳng đọc được!”
“Tao đọc được.”
“Vậy thì là gì?”
“Thuần khiết.” Tôi bực bội nói to.
“Thuần khiết nghĩa là gì?”
Hết nói nổi. Kết quả môn quốc ngữ của Yamashita chắc phải rất tệ hại. “Nghĩa là trinh bạch.”
“Trinh bạch là sao?”
“Tức là không làm gì xấu chứ sao!” Tôi lầm bầm.
“Chuyện xấu là chuyện gì nhỉ?” Yamashita nói bâng quơ. “Kiểu như trốn học thêm, hay ăn vụng bánh kẹo lúc nửa đêm?”
“Ai mà biết!”
“Hay là giấu bài kiểm tra đã được trả. Nói dối cũng là không tốt nhỉ?”
Ông cụ phì cười
“Chúng mày ồn ào quá!” Yamashita cáu kỉnh nói. “Làm nhanh nhanh lên!”
“Kỳ lạ thật! Wakabe từ nãy đến giờ lạ lắm. Cứ im lặng suốt.”
“Kệ nó!” Chẳng lẽ tôi lại bảo tại Wakabe đang mải nghĩ đến chị lúc nãy ở tiệm hoa. Tôi không muốn bóc mẽ nó ra. Đó là tình đồng đội.
Ông cụ mang từ trong nhà ra một cái ống nước cũ, một đầu đã buộc vào vòi nước trong bếp. Ông chuyền cho tôi cái đầu vòi sen, đánh mắt về phía Wakabe lúc này đang đứng xây lưng lại. Yamashita cười khúc khích, đi từ hành lang vào nhà, vặn vòi nước trong bếp đang nối với cái ống.
“OK!” Yamashita hạ giọng nói. Tôi bóp chặt đầu ống, chỉnh tầm ngắm. Tôi thả tay, loáng cái, nước bắn phụt ra.
“Oái! Lạnh quá! Thôi đi!” Thằng cận luống cuống quay lại.
Wakabe chạy trốn quanh vườn. Nó nhón chân để không giẫm vào những chỗ đã gieo hạt nên trông cứ như đang nhảy múa. Tôi, Yamashita và cả ông cụ đều cười phá lên.
“Ôi! Đẹp quá!” Có tiếng con gái ở ngoài bức tường. Đó là Tashima và Sakei. “Hả?” Wakabe đứng lại, nước phụt vào mông nó.
“Cầu vồng kìa! Đẹp quá!” Tashima nói.
“Đúng thật!”
Nểu đổi hướng phun nước đi một chút, từ hành lang có thể thấy cầu vồng nhỏ hiện lên. Đủ bảy sắc màu của ánh mặt trời. Đó không phải thứ người ta có thể thường xuyên bắt gặp, nhưng lại hiện ra chỉ nhờ vào những tia nước. Ánh sáng luôn hiện hữu quanh ta, nhưng màu sắc của nó lại ẩn đi. Trong thế giới này có lẽ có vô vàn thứ đang ẩn nấp, vô vàn thứ ta không nhìn thấy được. Có những thứ giống như cầu vồng, thời tiết thay đổi một chút là sẽ xuất hiện; nhưng cũng có những thứ, phải trải qua một quãng đường rất dài ta mới có thể thấy nó. Thứ đang đợi tôi tìm ra, hiện giờ nó đang ẩn nấp ở đâu nhỉ?
Đúng lúc đó, cái đầu vòi sen không chịu nổi lực phun của nước, bật tụt ra. Nước xối xuống khoảnh đất đã gieo hạt, xoáy thành một vệt lõm nhỏ.
“Ối!” Ông cụ kêu lên, cuống quýt chộp lấy cái vòi sen từ tay tôi, bóp chặt phần đầu ống, cố hãm dòng nước lại. Một luồng nước phụt trúng vào mặt Wakabe đang đứng ngẩn ngơ. “Úi cha!”
Tiếng cười của mấy bạn nữ như cánh chim vút bay lên bầu trời.
“Xin lỗi! Xin lỗi! Không sao chứ?” Ông cụ nói, cố nén cười. Lúc này Yamashita mới để ý, vội chạy đi khóa vòi nước lại.
* * *
Tôi nằm trên giường, đếm số nhịp thở. 1, 2, 3, 4, 5, 6... 14, 15, 16, 17… sau 30, giọng tôi nhỏ dần trong cơn buồn ngủ. Tôi bị cuốn chập chờn vào giấc ngủ, đôi lúc lại trôi về thực tại giống như chiếc giày cũ lập lờ trên mặt nước. Và rồi, tôi lại bắt đầu đếm. 1, 2, 3...
Cách đây lâu rồi, sau khi đọc trong một quyển sách rằng con người hô hấp khoảng từ 600 triệu đến 800 triệu lần trong suốt thời gian sống, tôi đã thử đếm số lần thở ra hít vào của mình trong suốt một ngày. Tôi nhớ đó là hồi lớp Hai.
Việc đếm nhịp thở liên tục như vậy dần dần khiến tôi bị nghẹn, khó chịu ở cổ rồi dẫn đến ho khan, thế nhưng tôi vẫn đếm lại từ đầu. Tôi đếm cả trong giờ học, cả trong lúc ăn cơm, “Thôi đi con!” Mẹ tôi nói vậy không biết bao lần, vì tôi cứ thở hổn hển bằng miệng và bị ho khan suốt. Nhưng chính tôi cũng chẳng biết phải làm thế nào để ngừng ho.
“Con không thở được. Con không biết phải thở thế nào nữa. Con chết mất, mẹ ơi!”
Hàng đêm, tôi nằm trên giường, vừa khóc vừa kêu như vậy.
Hồi mới đầu mẹ không rõ phải làm sao, chỉ biết ngồi bên cạnh và mang sữa ấm vào cho tôi uống. Những lúc như vậy, tôi cảm thấy an lòng hơn một chút, nhưng mẹ vừa đi mất, tôi lại bị nỗi lo sợ cũ bao trùm.
“Mình không thở được! Mình sẽ chết!”
Tôi không còn gọi mẹ nữa, nhưng vẫn đếm nhịp thở trước lúc đi ngủ. Từ lúc sinh ra đến giờ, tôi đã thở bao nhiêu lần rồi nhỉ. Nếu trong 60 năm số lần thở của tôi là 800 triệu lần, vậy năm tôi 12 tuổi là 120 triệu lần. Tức là 120 triệu khối không khí nhỏ đã đi qua cơ thể tôi. Không ai biết được lượng nhịp thở ấy sẽ đến được con số bao nhiêu. Rồi một lúc nào đó nó sẽ đột nhiên chấm dứt như bị ai đó cắt đứt. 500 triệu lần, 800 triệu lần, 900 triệu lần, có khi chỉ là 300 triệu lần. Rồi sau đó tôi sẽ đi về đâu nhỉ. Hay là...
Tôi thử nhịn thở, rồi vùi mặt vào gối, bắt đầu đếm: 1, 2, 3... 30... 40... 50... 60... 311, 312, 313, 314… mắt vẫn nhắm nghiền. Trong bóng tối, như bắt đầu có ánh vàng nhấp nhoáng.
Thoắt cái, ánh vàng biến thành một cánh đồng đầy những bông hoa vàng. Cơ thể tôi bay lên, giống như một con chim quan sát cánh đồng từ trên cao. Không, sai rồi. Đấy là lửa. Những bông hoa màu vàng biến thành những đốm lửa nhỏ, cháy bùng lên, trong phút chốc cánh đồng biến thành một biển lửa. Có ai đó đang đứng đó, chân giẫm trên lửa. Người đó vẫy tay với tôi. Ai vậy nhỉ? Nhưng, tôi chỉ nhịn thở được đến đấy. Tôi bức bối vô cùng, cả cơ thể tôi hít thở một cách khó nhọc.
Ngày xưa, hồi tôi còn nhỏ, có một ông bác đã dạy tôi rằng chết là ngừng thở. Và suốt cả một thời gian dài, tôi đã tin như vậy. Nhưng điều đó không đúng. Bởi vì sống không chỉ có nghĩa là thở. Điều đó chắc chắn sai rồi.
* * *
Ngày hôm sau, ba đứa giúp ông cụ sửa nhà. Chúng tôi đóng lại đinh vào những phần tường gỗ đã bị bật ra, gọi thợ kính đến thay chỗ kính vỡ, chữa khung cửa sổ để che ánh nắng, sơn lại bằng sơn mua ở cửa hàng bán dụng cụ. Chúng tôi cắt nhỏ hộp đựng cá hồi mà Yamashita mang từ nhà đến, dùng đinh đóng chúng lên để che đi những lỗ thủng trên cánh cửa chớp.
Ông cụ dạy cả bọn cách dùng dũa, dùng chổi quét sơn như thế nào, và cả cách dùng cưa. Chúng tôi gõ búa nhầm vào ngón tay, làm đổ hộp sơn, rồi còn phải khổ chiến với cái cưa cứ hay mắc vào mấy tấm ván.
Sugita và Matsushita vẫn như trước, lấp ló nhìn vào.
“Này!” Đứng trên cầu thang, tôi gọi hai đứa nó. “Mang hộ hộp sơn lên đây được không? Tao để ở dưới đấy mất rồi!”
Wakabe đang hì hục lắp cánh cửa sổ đã khô sơn, còn Yamashita đang vá dở lỗ thủng trên cửa lưới, những ngón tay mập mạp của nó cầm chắc cái kìm. Tôi hướng về phía Sugita và Matsushita, vẫy vẫy cái chổi sơn.
Matsushita quay sang nhìn Sugita, vẻ không biết nên làm thế nào. Sugita liếc hộp sơn màu vàng sáng, rồi nhìn tôi vẻ thận trọng. “Vụ tập bóng đá thì sao?”
“Hả?”
“Mày định nghỉ à?”
Phải rồi, từ hồi vào hè đến giờ cũng khá lâu, hôm nay là ngày lớp bóng đá tập trung. “Tao quên mất rồi!”
“Làm thế nào bây giờ?” Sugita hạ giọng hỏi. Chậc, sao nó không để tôi yên.
“Bên này hôm nay bận lắm. Tao nghỉ. Mày nói với huấn luyện viên hộ tao.”
Matsushita tròn xoe mắt.
“Mấy đứa kia cũng thế hả?” Sugita hất cằm về phía Wakabe và Yamashita.
“Này!” Tôi hét thật to để Wakabe và Yamashita nghe thấy. “Hôm nay là ngày học đá bóng đấy! Chúng mày đi không?”
“Không được đâu. Tao đang dở tay!” Wakabe giỏi nhất môn bóng đá, thế mà giờ hoàn toàn chẳng có hứng đi.
“Tao quên mất. Tao nản bóng đá rồi. Đừng nói gì nữa nhé. Đồ mẹ trẻ!” Yamashita trả lời, giọng chẳng có vẻ gì là muốn bỏ cuộc cả.
“Thế nên, mày mang hộp sơn lại đây mau lên!”
Sugita hơi giật lùi ra sau rồi cắm đầu chạy mất. Thằng Matsushita cũng bám đuôi theo sau.
“Này! Sao lại phải trốn hả?”
“Đây.” Ông cụ chuyền hộ cho tôi hộp sơn. Tôi bắt đầu quét màu vàng sáng lên những tấm ván tường. Dù quay lưng lại, tôi vẫn biết ông cụ đang nhìn tôi. Ông cụ hay nhìn chúng tôi mà vẫn làm ra vẻ như đang không nhì
Có lần tôi để quên ở hành lang nhà ông cụ cuốn Con bù nhìn, đó là một cuốn truyện kinh dị rất đáng sợ và thú vị, nhân vật chính là một cậu bé người Anh tầm tuổi chúng tôi. Ông cụ cũng chẳng hỏi quyển sách này là của ai mà đưa ngay cho tôi.
Lúc đầu là chúng tôi theo dõi ông cụ, nhưng chẳng biết từ lúc nào chúng tôi lại thành bên bị theo dõi. Nhưng việc này khiến tôi có cảm giác hơi khác với việc mẹ vừa uống rượu vừa nhìn tôi chằm chằm lúc ăn cơm.
* * *
Mặc dù những vệt sơn đậm nhạt không đều trông khá rõ, căn nhà vẫn như được hồi sinh. Dưới bóng cây gạo, chúng tôi lần lượt điểm lại từng thành quả. Tường ngoài màu vàng sáng, khung và cánh cửa sổ màu xanh lá. Ngay cả máng xối cũng được sơn màu xanh lá. Lớp mái tôn màu xanh nước biển trông cũng không đến nỗi tệ. Tôi có cảm tưởng nếu có người lạ nào nhìn thấy ngôi nhà này, ắt đều muốn thử gõ cửa. “Khi nào vườn nở đầy cúc cánh bướm, nơi này sẽ thành ra ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên đây!” Yamashita nói. Khắp nơi trong vườn, lẫn trong cỏ dại, những cặp lá của cây cúc cánh bướm bắt đầu nhú ra. Chúng tôi không nhổ cỏ nữa. Ông cụ bảo rằng trông như vậy vẫn ổn, đám cỏ cũng đã cố sống đến tận bây giờ.
“Chẳng giống nhà mình chút nào!” Ông cụ khoanh tay, vẻ tự hào.
“Đúng thế thật! Hồi trước chẳng thể nghĩ đây là chỗ có người ở.” Wakabe nói. Ông cụ lườm nó nhưng nó hoàn toàn không để tâm. Nó đang say mê ngắm cánh cửa chớp đọng những giọt sơn đã khô cứng lại.
“Đúng thế thật!” Ông cụ nhìn lại ngôi nhà của mình lần nữa. “Quả đúng như thế. Tại đã lâu lắm rồi ta chẳng ngó ngàng gì đến ngôi nhà này!”
“Phải làm mới biết chứ nhỉ?” Tôi nói.
“Ừ, phải làm mới biết được.” Ông cụ gật đầu, như thể ở cái tuổi này lần đầu tiên ông mới cảm thấy có tự tin.
“Ông từng kết hôn chưa?” Wakabe đột nhiên hỏi.
“Có rồi.” Ông cụ như đang nói tới chuyện của người khác.
“Người đó thế nào rồi? Chết rồi à?”
“Ờ thì...”
“Chia tay à?”
“Ờ, đại loại như vậy.”
“Tại sao thế?”
“Quên rồi!”
“Ông không kết hôn nữa à?”
“Không.”
“Tại sao thế? ”
“Chả biết”. Ông cụ gằn giọng.
“Người đó tên là gì?”
“Quên rồi!”
“Người đó có đẹp không?”
“Quên rồi!”
“Ông có con không?”
“Không!”
“Kỳ lạ thật đấy!”
“Cái gì?”
“Bố cháu kết hôn hai lần, và đều có con với cả hai người.”
“Thế thì tốt chứ sao”. Ông cụ thở dài.
“Chẳng tốt đâu!” Wakabe dẩu môi, nghĩ ngợi gì đó. “Giả như ông mà có con cái, biết đâu bố cháu đã không kết hôn lần nữa.”
“Đừng nói linh tinh.”
“Không thể nghĩ kiểu đấy được ạ?”
“Sao việc bố mày kết hôn hai lần lại thành lỗi của ta
“Hai người hoàn toàn khác nhau. Nhưng biết đâu đó lại là sự xếp đặt nào đó có sẵn.”
“Chẳng hiểu gì cả!”
“Cháu còn chẳng hiểu nữa là... ” Wakabe nói, giọng hơi cáu. “Toàn những chuyện cháu không thể hiểu nổi, thế nên cháu mới nghĩ trong đó chắc phải có một sự xếp đặt nào đó.”
Rồi sau một lúc lâu im lặng, Wakabe chợt ngẩng mặt lên. “Tức là... tức là...” Đột nhiên nó nói rất nhanh, rất to. “Nhà A có một quả táo. Nhà B có hai quả táo. Gộp lại sẽ thành mấy quả? Câu trả lời chỉ có thể là ba quả thôi. Nhưng vẫn có thể chia sẻ được. Đó chính là điều cháu không thể hiểu. Bố cháu không thể chia làm hai giống như quả táo kia, và nhà cháu không có bố. Còn ông chỉ có một mình. Mà ông không thể trở thành bố cháu được. Ông cũng không phải là táo. Nhưng chắc chắn ở nơi nào đó phải có cách xếp đặt tốt hơn cho mọi người, cháu muốn tìm ra sự xếp đặt đó. Trái đất có bầu khí quyển, chim có cánh, gió thổi, chim bay lên trời được, con người đã tìm ra được sự xếp đặt lớn rồi đấy thôi. Thế nên máy bay mới bay được còn gì. Đã có máy bay bay nhanh hơn cả âm thanh rồi thì tại sao nhà cháu vẫn không có bố? Tại sao ngày Chủ nhật mẹ cháu lại ở trong siêu thị với khuôn mặt kinh hoàng như vậy? Tại sao cháu cứ bị nói rằng một lúc nào đó cháu phải khiến cho bố cháu hối hận?”
Wakabe tuôn ra một tràng, rồi nói cụt lủn, “Đi về thôi!”
Ông cụ chẳng để tâm đến những mầm hoa đang lên, bước phăm phăm qua vườn, vào trong nhà, mang quả dưa hấu và con dao ra. Ông cụ bổ miếng dưa hấu ra làm tư, nói “Này!” và chìa miếng dưa ra. “Ăn đi!”
“Được ạ?” Wakabe cúi đầu vẻ hổ thẹn.
“Được mà!”
Wakabe liền ăn miếng dưa. Ban đầu nó rụt rè cắn lấy một miếng. Rồi ngay sau đó, nó vùi mặt vào miếng dưa to tướng, ngoạm lấy ngoạm để. Chúng tôi ăn sạch sẽ thứ quả ngọt được nuôi lớn bằng ánh mật trời ấy như thể đánh bại một kẻ địch đáng ghét nào đó.