Khu vườn mùa hạ
Chương 12
Trại hè của câu lạc bộ bóng đá bắt đầu vào tuần cuối cùng của tháng Tám. Năm nào chúng tôi cũng tới hòn đảo quê hương của huấn luyện viên. Ở đó, cả đội sẽ trải qua bốn ngày luyện tập bóng đá và vùng vẫy trong sóng biển. Cả hu và hc sinh các lớp Bốn, Năm, Sáu tổng cộng là 27 người. Tất cả dậy sớm tập trung ở ga. Học sinh lớp Sáu có đứa vai vẫn đeo nguyên ba lô, nhanh nhảu ngó nghiêng xung quanh, cũng có đứa lớp Bốn được mẹ đưa đến, lúc chia tay vẫn còn khóc, cực kỳ lộn xộn. Đã thế Wakabe lại còn vừa kéo tôi vừa giục mau đi xếp hàng nên càng ồn hơn.
Chúng tôi tới đảo bằng tàu điện siêu tốc và phà, sau đó lại đi xe buýt tới trại hè. Con đường trải đài như một đoạn ruy băng nằm giữa vách núi dựng đứng và mặt biển tung bọt sóng trắng. Nước gần đường chân trời dâng lên, chậm rãi trườn đến thành một con sóng lớn ghé vào bờ. Đợt này nối đợt kia, nom như một con thú khổng lồ đang chậm rãi hít thở. Từ hồi sinh ra cho đến giờ, không biết trái đất đã hít thở bao nhiêu lần rồi. Không biết biển sẽ còn vỗ sóng đến bao giờ nữa. Chân trời vẽ thành một đường cong cong, cứ ở trước mặt chúng tôi như đang nói “Hãy đến đây”. Nhưng dù có đi nữa, đi mãi ta cũng chẳng bao giờ có thể đuổi kịp đường chân trời. Tôi ép mình sâu vào ghế ngồi. Trong xe rất mực im ắng. Cà bọn đều ngủ gật hết vì phải dậy sớm tập trung. Những người dân địa phương lên xe từ đầu chuyến đã xuống bến hết từ lúc nào, bây giờ chỉ còn đội chúng tôi trên xe buýt. Chiếc xe như một cái nôi. Cứ như thể cả đám sẽ ngồi luôn trên xe buýt, mãi mãi đuổi theo đường chân trời.
“Em đang nghĩ gì thế?” Huấn luyện viên ngồi ở ghế bên cạnh hỏi tôi. Huấn luyện viên thực ra là thầy giáo dạy vẽ. Vai thầy rộng, bắp đùi to như cái cột, bộ râu rất rậm. Trông thầy giống một con gấu lớn. Thầy xích người lại gần cửa sổ xe ngắm cảnh bên ngoài, trong một thoáng, cò mùi cam tỏa ra.
“Mộ kìa!”
“Ừ.” Huấn luyện viên nhìn tôi.
“Nhiều nhỉ? Ở gần biển thế này chả biết có bị cuốn đi không?”
Trên vách núi nhô ra biển, đâu đâu cùng là mộ, nhiều đến kinh ngạc. Có những cái đã cũ, mất cả bia. Cũng có cái mới, bia còn sáng bóng. Thế mà năm ngoái, lúc đến đây tôi không hề để ý thấy điều này.
“Một nơi tuyệt đấy chứ?” Huấn luyện viên nói. “Nhìn xuống biển bao la kia đi. Nếu có chết cũng nên chọn một chỗ như thế.”
“Nhiều mộ quá!”
Huấn luyện viên gật đầu, rồi nhìn ra ngoài hồi lâu. “Đảo này có rất ít người. Tất cả những người trẻ tuổi đều bỏ đi, cả thầy cũng vậy. Chỉ những ngôi mộ là tăng lên!”
“Vậy ư?”
Cụm từ “hòn đảo của những ngôi mộ” chợt hiện lên trong đầu tôi. Nhưng nơi này không hề có chút cảm giác u ám nào. Chiếc xe buýt cua một đường rộng, biển trườn tới như muốn nuốt chửng nó. “A, lại là mộ.”
“Những người trong mộ như đang bảo vệ hòn đảo này ấy nhỉ.”
“Ừ. Đúng vậy đấy!”
Giữa vùng đất của người sống và biển. Ở đó vô số người chết đang ngủ yên. Lúc nào cũng yên tĩnh, ngập tràn gió biển.
“Kiyama đã là học sinh lớp Sáu rồi, năm nay sẽ là năm cuối cấp(1) nhỉ?”
“Vâng.”
1. cấp tiểu học ở Nhật Bản kéo dài từ lớp Một đến lớp Sáu.
Xe buýt đều đều tiến lên dốc. Vầng trăng bạc trên biển đang lắng nghe tiếng động êm ả của động cơ hòa lẫn với tiếng só.
* * *
Xe buýt vẫn chạy. Một con bướm đêm bay lảng vảng xung quanh bóng đèn điện trên trần, rụng cả phấn xuống. Ngoài cửa sổ tối đen, chẳng thể biết được mình đã đi đến đâu. Có lẽ đường xấu nên xe rung dữ dội, dù vậy, chiếc xe vẫn chạy như đang bị bóng đêm nuốt chửng. Tôi ngồi một mình giữa hàng ghế cuối cùng. Mọi người đang ngủ chăng?
“A!”
Có bóng ai đó hắt lên cửa sổ. Tôi sao? In hình lên cửa sổ kia chắc chắn là tôi rồi. Nhưng lại không phải thế. Đó là một người rất già, xa lạ. Một cụ già không phải là bất kỳ ai trong số những người tôi biết. Nhưng không hiểu sao tôi lại thấy trông rất quen.
Xe buýt lắc dữ dội khiến tôi không thể đến gần cửa sổ. Tôi không trông rõ mặt cụ già đó. Ai vậy nhỉ? Chẳng lẽ cụ già đó đang bám ngoài cửa sổ? Hay là... Tôi tìm kiếm hình ảnh của chính mình in lên cửa sổ, nhưng xe càng lúc càng rung. Tôi ngã khỏi ghế, đầu gối gập lại.
“Kiyama! Kiyama?”
Tôi mở choàng mắt, trong ánh sáng tù mù của bóng đèn nhỏ, tôi thấy trần nhà gỗ đã cũ, đầy những vết ố. Wakabe đang lắc vai tôi. Phải rồi, tôi đã tới trại hè. Chỗ này là nhà trọ tư nhân do bố mẹ của huấn luyện viên quản 1ý.
“Này, Kiyama!” Wakabe thì thào. Trong phòng, ngoài Wakabe, Yamashita và tôi ra còn có ba đứa lớp Bốn nữa đang ngủ.
“Gì thế?”
“Nó bảo nó muốn đi toa lét.”
“Ai?”
“Yamashita.”
“Thế thì đi đi!”
“Nó sợ đi một mình.”
“Vậy mày đưa nó đi.”
“Tao cũng định thế. Nhưng mà, mày không muốn đi à?”
“Tao không muốn đi.”
“Đi đi mà.”
Tôi chịu thua, đành bò dậy. Yamashita đang đứng bồn chồn bên chiếc đệm nằm.
“Nhanh lên! Tao sắp són ra rồi!”
Phía bên kia đệm nằm là cánh cửa đẩy đã mở sang một nửa. Nơi này hồi trước là kho chứa nước tương. Từ hồi cụ của huấn luyện viên qua đời, nó đã được sửa thành phòng trọ. Dù đang là mùa hè, nhưng trong căn phòng có cửa sổ nhỏ, vách tường dày tôi vẫn thấy lành lạnh. Ngay cả vào buổi trưa, trên hành lang cũng rất tối, những căn phòng trọ cứ nằm xếp hàng nối tiếp nhau, khiến tôi không thể không cảm thấy chúng giống những phòng giam.
Từ phòng vệ sinh cuối hành lang, ánh sáng đèn chiếu ra lờ mờ.
Loẹt xoẹt, loẹt xoẹt... Hễ bước đi trên hành lang, tôi lại có cảm giác như có ai ở đằng sau, nhưng chẳng hiểu sao không thể ngoái đầu lại được. Trong bóng tối, gió đêm như đang thổi tới hình ảnh những ngôi mộ tôi đã nhìn thấy trưa nay. Không lẽ sự yên tĩnh này chỉ là giả tạo, phải chăng quanh chúng tôi đầy những con ma trơi đang bay vòng quanh như những loài sinh vật vô cùng
“Mày có biết con Liếm Tương không?” Đột nhiên Wakabe thì thầm.
“Cái gì?” Wakabe cảm thấy điều không hay, giọng run lên.
“Nó là con yêu quái liếm nước tương đấy. Nó dùng cái lưỡi dài, ram ráp như lưỡi mèo...”
“Thôi đi!”
“Mày có cảm thấy bây giờ nó đang trú ngụ ở đây không? Từ đằng sau, roạt một cái...”
Yamashita nghẹn họng, dừng lại. Tôi lườm Wakabe, mặt nó trắng bệch, răng va lập cập. Bản thân mình cũng sợ, cớ sao lại kể chuvện ma như thế ra làm gì? Wakabe đúng là dở hơi! Vào được nhà vệ sinh sáng trưng, thấy những bồn cầu được đánh bóng loáng xếp hàng, cả ba đứa mới thở phào nhẹ nhõm.
Tiếng đôi guốc gỗ có in dòng chữ “Dùng cho nhà vệ sinh” gõ lộc cộc vang vọng khắp tường và trần nhà. Chúng tôi đứng xếp hàng trước bồn cầu.
“Tao sợ nhất là phải dậy đi tiểu vào ban đêm, kể cả ở nhà. Tao nhịn đến căng cứng lên. Nhưng mà như thế thì cũng chẳng ngủ được.” Yamashita nói.
“Tao cũng sợ.” Bị lây Yamashita, tôi thổ lộ. “Trước toa lét có bồn rửa mặt, tao sợ nhìn vào cái gương ở đấy lắm!”
Ba đứa đi tiểu xong cùng một lúc. Điều đó là minh chứng cho thấy chúng tôi rất hợp nhau.
“Chúng mày đúng là ngốc!” Chúng tôi đang định đi ra hành lang tối om, chợt nghe Wakabe nói như chặn lại. “Nếu sợ thế thì đừng đi toa lét nữa!
“Nhưng mà...”
“Nếu là tao, tao sẽ mở he hé cánh cửa sổ đầu giường ra, cứ thế xè qua đó!”
“Ra ngoài?”
“Ừ!”
“Nhà mày ở tầng sáu cơ mà!”
“Ngốc thế! Nhà tao có ban công mà. Chỗ đó mọc rêu ra rồi.”
Yamashita nhăn mặt hơi cười, rồi lắc đầu nói. “Tao ghét chỗ tối!”
“Mày nghĩ là vì sao?” Wakabe hạ giọng. “Tại sao con người lại sợ chỗ tối?”
“Cái đó... tại sao thế nhỉ?” Yamashita suy tư. “Vì thấy như có ma…”
“Sợ bóng tối không phải là bản chất của con người à?” Tôi nói.
“Tập trung nghĩ về điều đó hơn nữa đi!” Wakabe lại hét lên the thé.
“Xì!”
Wakabe rung đùi. Chắc lại có điều gì đột nhiên hiện ra trong đầu nó rồi. Thật là, đứa chẳng bao giờ chịu suy nghĩ là nó mới đúng.
“Vì không biết có gì ẩn nấp trong đó.” Chẳng còn cách nào khác, tôi đành trả lời.
“Đúng vậy.” Wakabe gật đầu. “Tóm lại, nguồn gốc của nỗi sợ rốt cuộc chính là vì không hiểu.”
“Nguồn gốc của nỗi sợ?”
“Ví dụ nhé…”
Wakabe đầu óc càng lúc càng có vẻ bị biến chất. Đằng sau cặp kính mà nó không quên mang theo ngay cả khi đi toa lét, mắt nó sáng rực. Ba chúng tôi khoanh tay, đứng đối diện nhau thành một hình tam giác. Đây không phải là đêm khuya trò chuyện bên giếng, mà phải gọi là trò chuyện bên bồn cầu.
“Ví dụ như linh hồn, ma và yêu quái. Những thứ đó chắc phải có rất nhiều loại. Tao có một quyển từ điển về yêu quái, nhưng trong đó chỉ có hơn một trăm loài mà thôi. Nếu đưa cả ma quỷ nước ngoài vào thì có lẽ còn nhiều nữa.”
Giọng thì thào của Wakabe như bị hút vào bức tường 30 mảng của phòng vệ sinh. Ở đằng xa,chuông đồng hồ treo tường điểm hai giờ đêm.
“Con người tưởng tượng, đặt tên, vẽ hình ma quỷ nhiều như vậy. Đó là bằng chứng cho thấy thứ mà ta không thể hiểu được bản chất là thứ đáng sợ nhất. Nếu ta định ra được hình dáng rõ ràng, đặt tên được cho nó, ta sẽ biết được ma là thứ như thế nào. Khi đã hiểu, ta sẽ bớt sợ đi một chút. Có đúng không?”
“Vậy lúc nãy mày kể chuyện con ma liếm tương cũng là vì như vậy à?”
“Để không thấy sợ nữa.”
“Có thể thế sao?” Yamashita càng suy tư hơn. “Nhưng trái lại tao còn thấy sợ hơn!”
“Như thế mới là bình thường chứ!” Tôi nói. “Quay v
Ba chúng tôi chạy một mạch qua hành lang tối. Nếu chuyện quả đúng như Wakabe nói, dám cá nó vẫn chưa đọc từ điển yêu quái.
Chúng tôi tới đảo bằng tàu điện siêu tốc và phà, sau đó lại đi xe buýt tới trại hè. Con đường trải đài như một đoạn ruy băng nằm giữa vách núi dựng đứng và mặt biển tung bọt sóng trắng. Nước gần đường chân trời dâng lên, chậm rãi trườn đến thành một con sóng lớn ghé vào bờ. Đợt này nối đợt kia, nom như một con thú khổng lồ đang chậm rãi hít thở. Từ hồi sinh ra cho đến giờ, không biết trái đất đã hít thở bao nhiêu lần rồi. Không biết biển sẽ còn vỗ sóng đến bao giờ nữa. Chân trời vẽ thành một đường cong cong, cứ ở trước mặt chúng tôi như đang nói “Hãy đến đây”. Nhưng dù có đi nữa, đi mãi ta cũng chẳng bao giờ có thể đuổi kịp đường chân trời. Tôi ép mình sâu vào ghế ngồi. Trong xe rất mực im ắng. Cà bọn đều ngủ gật hết vì phải dậy sớm tập trung. Những người dân địa phương lên xe từ đầu chuyến đã xuống bến hết từ lúc nào, bây giờ chỉ còn đội chúng tôi trên xe buýt. Chiếc xe như một cái nôi. Cứ như thể cả đám sẽ ngồi luôn trên xe buýt, mãi mãi đuổi theo đường chân trời.
“Em đang nghĩ gì thế?” Huấn luyện viên ngồi ở ghế bên cạnh hỏi tôi. Huấn luyện viên thực ra là thầy giáo dạy vẽ. Vai thầy rộng, bắp đùi to như cái cột, bộ râu rất rậm. Trông thầy giống một con gấu lớn. Thầy xích người lại gần cửa sổ xe ngắm cảnh bên ngoài, trong một thoáng, cò mùi cam tỏa ra.
“Mộ kìa!”
“Ừ.” Huấn luyện viên nhìn tôi.
“Nhiều nhỉ? Ở gần biển thế này chả biết có bị cuốn đi không?”
Trên vách núi nhô ra biển, đâu đâu cùng là mộ, nhiều đến kinh ngạc. Có những cái đã cũ, mất cả bia. Cũng có cái mới, bia còn sáng bóng. Thế mà năm ngoái, lúc đến đây tôi không hề để ý thấy điều này.
“Một nơi tuyệt đấy chứ?” Huấn luyện viên nói. “Nhìn xuống biển bao la kia đi. Nếu có chết cũng nên chọn một chỗ như thế.”
“Nhiều mộ quá!”
Huấn luyện viên gật đầu, rồi nhìn ra ngoài hồi lâu. “Đảo này có rất ít người. Tất cả những người trẻ tuổi đều bỏ đi, cả thầy cũng vậy. Chỉ những ngôi mộ là tăng lên!”
“Vậy ư?”
Cụm từ “hòn đảo của những ngôi mộ” chợt hiện lên trong đầu tôi. Nhưng nơi này không hề có chút cảm giác u ám nào. Chiếc xe buýt cua một đường rộng, biển trườn tới như muốn nuốt chửng nó. “A, lại là mộ.”
“Những người trong mộ như đang bảo vệ hòn đảo này ấy nhỉ.”
“Ừ. Đúng vậy đấy!”
Giữa vùng đất của người sống và biển. Ở đó vô số người chết đang ngủ yên. Lúc nào cũng yên tĩnh, ngập tràn gió biển.
“Kiyama đã là học sinh lớp Sáu rồi, năm nay sẽ là năm cuối cấp(1) nhỉ?”
“Vâng.”
1. cấp tiểu học ở Nhật Bản kéo dài từ lớp Một đến lớp Sáu.
Xe buýt đều đều tiến lên dốc. Vầng trăng bạc trên biển đang lắng nghe tiếng động êm ả của động cơ hòa lẫn với tiếng só.
* * *
Xe buýt vẫn chạy. Một con bướm đêm bay lảng vảng xung quanh bóng đèn điện trên trần, rụng cả phấn xuống. Ngoài cửa sổ tối đen, chẳng thể biết được mình đã đi đến đâu. Có lẽ đường xấu nên xe rung dữ dội, dù vậy, chiếc xe vẫn chạy như đang bị bóng đêm nuốt chửng. Tôi ngồi một mình giữa hàng ghế cuối cùng. Mọi người đang ngủ chăng?
“A!”
Có bóng ai đó hắt lên cửa sổ. Tôi sao? In hình lên cửa sổ kia chắc chắn là tôi rồi. Nhưng lại không phải thế. Đó là một người rất già, xa lạ. Một cụ già không phải là bất kỳ ai trong số những người tôi biết. Nhưng không hiểu sao tôi lại thấy trông rất quen.
Xe buýt lắc dữ dội khiến tôi không thể đến gần cửa sổ. Tôi không trông rõ mặt cụ già đó. Ai vậy nhỉ? Chẳng lẽ cụ già đó đang bám ngoài cửa sổ? Hay là... Tôi tìm kiếm hình ảnh của chính mình in lên cửa sổ, nhưng xe càng lúc càng rung. Tôi ngã khỏi ghế, đầu gối gập lại.
“Kiyama! Kiyama?”
Tôi mở choàng mắt, trong ánh sáng tù mù của bóng đèn nhỏ, tôi thấy trần nhà gỗ đã cũ, đầy những vết ố. Wakabe đang lắc vai tôi. Phải rồi, tôi đã tới trại hè. Chỗ này là nhà trọ tư nhân do bố mẹ của huấn luyện viên quản 1ý.
“Này, Kiyama!” Wakabe thì thào. Trong phòng, ngoài Wakabe, Yamashita và tôi ra còn có ba đứa lớp Bốn nữa đang ngủ.
“Gì thế?”
“Nó bảo nó muốn đi toa lét.”
“Ai?”
“Yamashita.”
“Thế thì đi đi!”
“Nó sợ đi một mình.”
“Vậy mày đưa nó đi.”
“Tao cũng định thế. Nhưng mà, mày không muốn đi à?”
“Tao không muốn đi.”
“Đi đi mà.”
Tôi chịu thua, đành bò dậy. Yamashita đang đứng bồn chồn bên chiếc đệm nằm.
“Nhanh lên! Tao sắp són ra rồi!”
Phía bên kia đệm nằm là cánh cửa đẩy đã mở sang một nửa. Nơi này hồi trước là kho chứa nước tương. Từ hồi cụ của huấn luyện viên qua đời, nó đã được sửa thành phòng trọ. Dù đang là mùa hè, nhưng trong căn phòng có cửa sổ nhỏ, vách tường dày tôi vẫn thấy lành lạnh. Ngay cả vào buổi trưa, trên hành lang cũng rất tối, những căn phòng trọ cứ nằm xếp hàng nối tiếp nhau, khiến tôi không thể không cảm thấy chúng giống những phòng giam.
Từ phòng vệ sinh cuối hành lang, ánh sáng đèn chiếu ra lờ mờ.
Loẹt xoẹt, loẹt xoẹt... Hễ bước đi trên hành lang, tôi lại có cảm giác như có ai ở đằng sau, nhưng chẳng hiểu sao không thể ngoái đầu lại được. Trong bóng tối, gió đêm như đang thổi tới hình ảnh những ngôi mộ tôi đã nhìn thấy trưa nay. Không lẽ sự yên tĩnh này chỉ là giả tạo, phải chăng quanh chúng tôi đầy những con ma trơi đang bay vòng quanh như những loài sinh vật vô cùng
“Mày có biết con Liếm Tương không?” Đột nhiên Wakabe thì thầm.
“Cái gì?” Wakabe cảm thấy điều không hay, giọng run lên.
“Nó là con yêu quái liếm nước tương đấy. Nó dùng cái lưỡi dài, ram ráp như lưỡi mèo...”
“Thôi đi!”
“Mày có cảm thấy bây giờ nó đang trú ngụ ở đây không? Từ đằng sau, roạt một cái...”
Yamashita nghẹn họng, dừng lại. Tôi lườm Wakabe, mặt nó trắng bệch, răng va lập cập. Bản thân mình cũng sợ, cớ sao lại kể chuvện ma như thế ra làm gì? Wakabe đúng là dở hơi! Vào được nhà vệ sinh sáng trưng, thấy những bồn cầu được đánh bóng loáng xếp hàng, cả ba đứa mới thở phào nhẹ nhõm.
Tiếng đôi guốc gỗ có in dòng chữ “Dùng cho nhà vệ sinh” gõ lộc cộc vang vọng khắp tường và trần nhà. Chúng tôi đứng xếp hàng trước bồn cầu.
“Tao sợ nhất là phải dậy đi tiểu vào ban đêm, kể cả ở nhà. Tao nhịn đến căng cứng lên. Nhưng mà như thế thì cũng chẳng ngủ được.” Yamashita nói.
“Tao cũng sợ.” Bị lây Yamashita, tôi thổ lộ. “Trước toa lét có bồn rửa mặt, tao sợ nhìn vào cái gương ở đấy lắm!”
Ba đứa đi tiểu xong cùng một lúc. Điều đó là minh chứng cho thấy chúng tôi rất hợp nhau.
“Chúng mày đúng là ngốc!” Chúng tôi đang định đi ra hành lang tối om, chợt nghe Wakabe nói như chặn lại. “Nếu sợ thế thì đừng đi toa lét nữa!
“Nhưng mà...”
“Nếu là tao, tao sẽ mở he hé cánh cửa sổ đầu giường ra, cứ thế xè qua đó!”
“Ra ngoài?”
“Ừ!”
“Nhà mày ở tầng sáu cơ mà!”
“Ngốc thế! Nhà tao có ban công mà. Chỗ đó mọc rêu ra rồi.”
Yamashita nhăn mặt hơi cười, rồi lắc đầu nói. “Tao ghét chỗ tối!”
“Mày nghĩ là vì sao?” Wakabe hạ giọng. “Tại sao con người lại sợ chỗ tối?”
“Cái đó... tại sao thế nhỉ?” Yamashita suy tư. “Vì thấy như có ma…”
“Sợ bóng tối không phải là bản chất của con người à?” Tôi nói.
“Tập trung nghĩ về điều đó hơn nữa đi!” Wakabe lại hét lên the thé.
“Xì!”
Wakabe rung đùi. Chắc lại có điều gì đột nhiên hiện ra trong đầu nó rồi. Thật là, đứa chẳng bao giờ chịu suy nghĩ là nó mới đúng.
“Vì không biết có gì ẩn nấp trong đó.” Chẳng còn cách nào khác, tôi đành trả lời.
“Đúng vậy.” Wakabe gật đầu. “Tóm lại, nguồn gốc của nỗi sợ rốt cuộc chính là vì không hiểu.”
“Nguồn gốc của nỗi sợ?”
“Ví dụ nhé…”
Wakabe đầu óc càng lúc càng có vẻ bị biến chất. Đằng sau cặp kính mà nó không quên mang theo ngay cả khi đi toa lét, mắt nó sáng rực. Ba chúng tôi khoanh tay, đứng đối diện nhau thành một hình tam giác. Đây không phải là đêm khuya trò chuyện bên giếng, mà phải gọi là trò chuyện bên bồn cầu.
“Ví dụ như linh hồn, ma và yêu quái. Những thứ đó chắc phải có rất nhiều loại. Tao có một quyển từ điển về yêu quái, nhưng trong đó chỉ có hơn một trăm loài mà thôi. Nếu đưa cả ma quỷ nước ngoài vào thì có lẽ còn nhiều nữa.”
Giọng thì thào của Wakabe như bị hút vào bức tường 30 mảng của phòng vệ sinh. Ở đằng xa,chuông đồng hồ treo tường điểm hai giờ đêm.
“Con người tưởng tượng, đặt tên, vẽ hình ma quỷ nhiều như vậy. Đó là bằng chứng cho thấy thứ mà ta không thể hiểu được bản chất là thứ đáng sợ nhất. Nếu ta định ra được hình dáng rõ ràng, đặt tên được cho nó, ta sẽ biết được ma là thứ như thế nào. Khi đã hiểu, ta sẽ bớt sợ đi một chút. Có đúng không?”
“Vậy lúc nãy mày kể chuyện con ma liếm tương cũng là vì như vậy à?”
“Để không thấy sợ nữa.”
“Có thể thế sao?” Yamashita càng suy tư hơn. “Nhưng trái lại tao còn thấy sợ hơn!”
“Như thế mới là bình thường chứ!” Tôi nói. “Quay v
Ba chúng tôi chạy một mạch qua hành lang tối. Nếu chuyện quả đúng như Wakabe nói, dám cá nó vẫn chưa đọc từ điển yêu quái.