Cổ Phật Tâm Đăng
Chương 7
Thì ra thiếu nữ này đã nói một câu bằng tiếng Tây Tạng, giọng nói lạ lùng, rõ ràng người này không phải Trì Phật Anh.
Thiếu nữ thấy Tâm Đăng sững sờ, ngơ ngác, cười nhẹ một tiếng, vẫn dùng giọng Tây Tạng nói rằng :
- Mi thật dại, hãy sang đây!
Tâm Đăng khẽ hỏi :
- Thí chủ là ai? Tiểu tăng không biết.
Thiếu nữ lại cười, cắt ngang câu nói :
- Mi không biết ta nhưng ta biết mi. Mi xem, trên cổ mi đang đeo xâu chuỗi ngọc của ta.
Tâm Đăng nghe nói giật mình, đưa tay sờ xâu chuỗi ngọc, hai má đỏ bừng, ấp úng nói :
- Tiểu tăng không biết vật này do thí chủ để lại, nên tạm thời đeo trên mình, nay thí chủ nhìn thì tôi xin trao trả.
Nói rồi lột xâu chuỗi xuống nhưng thiếu nữ khoát tay cười bảo :
- Ta đã tặng cho mi... Ta không đòi lại... Mi có biết tại sao ta tặng ngọc cho mi?
Tâm Đăng vội vã cắt ngang :
- Đó cũng là điều tôi đang thắc mắc, xin tín nữ thí chủ nói rõ cho.
Ngừng một chút nàng mở lời :
- Mi thật dại, việc thật dễ hiểu mà nghĩ không ra.
Tâm Đăng vẫn ngờ nghệch :
- Quả thật tôi không hiểu.
Thiếu nữ có vẻ tức giận :
- Ta đã bảo ta tặng cho mi.
Tâm Đăng giật mình :
- Tôi và nữ thí chủ vốn không quen biết, cớ sao nữ thí chủ lại tặng cho tôi một vật quý báu như vậy, làm cho tôi trong dạ chẳng yên.
- Ta đã bảo ta tặng cho mi thì tặng cho mi, đừng hỏi dài dòng....
Tâm Đăng lại e thẹn, đứng im làm không dám mở miệng nữa.
Thiếu nữ thấy vậy cười lên khúc khích :
- Chắc mi lấy làm lạ lắm. vì tên của ta mi cũng chưa biết, này... ta là người Tây Tạng, tên là Mặc Lâm Na, năm nay mười bảy tuổi.
Tâm Đăng nghe dứt câu nói này, vội vàng cởi xâu chuỗi ngọc, bước tới một bước cười rằng :
- Mặc Lâm Na thí chủ, tôi là người trong cửa Phật, mọi sự thảy đều không dám nhận những món đồ tặng của người đời, vậy xâu chuỗi ngọc, tiểu tăng xin giao trả.
Mặc Lâm Na lắc đầu nói :
- Không! Ta đã tặng cho mi thì không bao giờ lấy lại nhưng ta có một lời nguyền nhờ mi làm hộ một việc.
Tâm Đăng nghe nói, càng lấy làm kinh nghi hỏi rằng :
- Chẳng hay nữ thí chủ có lời nguyền gì, xin nói rõ.
Ngừng lại một chút, Mặc Lâm Na nói :
- Mi nói chuyện, đừng gọi ta là nữ thí chủ, cũng đừng xưng là tiểu tăng. Cha ta tuổi đã già, ta có hai người mẹ nhưng cả hai người đều không đặng vui, suốt ngày rầu rĩ, ta hỏi thì cả hai người đều gượng cười, ta biết trong lòng hai mẹ chắc là có điều gì buồn rầu lắm, vì vậy nên mới đến đây nhờ một vị sư huynh tụng kinh tiêu tai cho.
Mặc Lâm Na nói đến đây khóc nức nở, Tâm Đăng cũng bị mối lòng hiếu cảm đó làm cho xúc động, dịu dàng nói :
- Nữ... Mặc Lâm Na, tôi sẽ hết sức làm việc này, mỗi ngày bỏ ra vài giờ để tụng kinh, mong rằng nhị vị lệnh mẫu nên làm nhiều điều thiện thì ắt có hiệu quả, gặp dữ cũng hóa lành.
Mặc Lâm Na nghe nói mừng lắm, kêu lên :
- Mi thật là có lòng tốt! Xin đa tạ!
Dứt lời nàng nhón gót, bước tới trước mặt Tâm Đăng, thò bàn tay trắng muốt ra nắm lấy tay chú, Tâm Đăng giật mình bước xéo một bước để tránh, trống ngực đánh thình thình, ấp a ấp úng nói :
- Đó là bổn phận của người xuất gia, cô bất tất phải cảm ơn.
Mặc Lâm Na có lẽ vì quá mừng, quên hẳn đối phương là người xuất gia đầu Phật, lại còn trẻ tuổi, bây giờ nàng hổ thẹn, sắc mặt đỏ bừng, ngước mắt nhìn trời, thấy trời sắp sáng, nàng xá chào Tâm Đăng rồi nói :
- Ta đi đây, phiền mi ở lại tụng kinh tiêu tai.
Nói rồi thân hình của nàng lướt ngang trước mặt Tâm Đăng mà bay xuống thềm, một làn hương thơm của người trinh nữ phất ngang qua mũi Tâm Đăng, làm cho lòng chú bàng hoàng xao xuyến, không biết mãnh lực nào thúc đẩy chú hỏi một câu :
- Cô... cô đi ư?
Mặc Lâm Na quay mình trở lại, mũi giày thêu của nàng khua nhẹ trên thềm đá, mặc dù người ta không trông thấy gương mặt của nàng nhưng cũng có thể đoán ra rằng, đằng sau vuông lụa đen, người đẹp đang mỉm một nụ cười hạnh phúc.
Nàng thong thả bước trở lại hai bước hỏi nhỏ :
- Mi gọi ta trở lại có việc gì?
Tâm Đăng hai má đỏ bừng, không biết trả lời làm sao cho xuôi, ấp úng nói :
- Tôi tụng kinh chỉ chừng một tháng là đủ tiêu tai, tới chừng đó xin cô trở lại để tôi trao trả xâu chuỗi ngọc này.
Mặc Lâm Na cười nho nhỏ :
- Được, một tháng sau ta sẽ trở lại, còn việc gì nói nữa?
Tâm Đăng nghe thấy mình còn rất nhiều việc cần nói với Mặc Lâm Na nhưng nói chẳng ra lời, chỉ nở một nụ cười ngờ nghệch :
- Thôi.. hết rồi... À, tôi tên là Tâm Đăng!
Mặc Lâm Na cười nhẹ, lẩm bẩm :
- Tâm Đăng!.. Tâm Đăng!
Rồi nàng đưa tay vẫy chào Tâm Đăng, đoạn bay mình ra khỏi lầu chuông, nhẹ nhàng như một cánh én.
Tâm Đăng tựa mình vào lan can, ngắm nhìn hình ảnh của nàng mờ dần vào bóng tối mà trong cõi lòng nổi lên một thứ cảm giác dị kỳ...
Chú nghe thấy mình vừa được một vật quý báu lắm, lại mơ hồ như vừa đánh rơi một vật quý giá nhất trần gian.
Thực ra, chúng ta có thể định rõ rằng Tâm Đăng vừa nhặt được một hình ảnh mỹ miều của cô thiếu nữ, nhưng lại mất đi tấm lòng thành đối với đức Phật thiêng liêng....
Quả thật Tâm Đăng nghe thấy một niềm vui tràn ngập cõi lòng, nguồn cảm hứng bỗng nhiên dạt dào kéo đến, thừa lúc trăng thanh vằng vặc, chú tức tốc ra quyền xuất chưởng, múa đường võ mãnh liệt vô song là Cô Trúc chưởng.
Thân hình của chú lồng lộn lên như một con trường xà uốn khúc, chưởng lực trầm hùng vang vang như sấm, mỗi một đường võ của chú tung ra, thảy đều đưa đối phương vào tử địa.
Hứng chí chú mùa đường võ của Cô Trúc biến hóa thành thiên hình vạn trạng, uy lực cao thâm làm cho chính Tâm Đăng cũng không hiểu tại sao mấy tháng nay công lực của mình lại tăng tiến một cách khác thường?
Mãi đến khi đường Cô Trúc chưởng chấm dứt ở thế võ cuối cùng thì trời đã canh ba, mà Tâm Đăng tâm thần vẫn còn phấn chấn, chú ngửa mặt lên trời, nhìn vầng trăng vành vạnh trong lòng nghĩ thầm :
- Hoàn tục không phải là một việc có hại, biết đâu nó lại thú vị hơn cuộc sống tụng kinh gõ mõ trong chùa... bằng không thì tại sao trên đời này những người tu hành thì ít mà những người theo tục thì nhiều?
Nghĩ đến việc hoàn tục bất giác chú liên tưởng đến cha mẹ của chú, nhiều ý nghĩ lại quay cuồng trong trí :
- Cha mẹ của ta hiện giờ ở nơi nào?
- Họ còn sống hay chết?
- Họ ở Trung Nguyên hay ở Tây Tạng?
- Nếu ở Tây Tạng thì sao chẳng lại thăm ta?
- Chẳng lẽ họ lại là người tu hành, chẳng thiết đến cháu con?
Nghĩ đến đây, chú lại rưng rưng nước mắt, đây là lần thứ nhất trong đời chú phải rơi nước mắt vì đời sống riêng tư của mình.
Ánh trăng bàng bạc soi trên đầu chú tiểu đang khóc rấm ra rấm rứt vì thân thế đau thương của mình.
Bất thình lình, Tâm Đăng bỗng nghe thấy dưới hông mình nhói lên một cái, rồi hôn mê đi.
Trong cơn nửa mê nửa tỉnh, chú thoáng thấy một chiếc bóng mờ bay vù xuống cặp lấy mình vào nách.
Sáng ngày hôm sau, khi Tâm Đăng giật mình thức giấc thì phát giác mình đang nằm trên giường của mình, đồng đạo xung quanh còn đang ngáy pho pho.
Chú lặng lẽ xuống giường thay áo, chợt gặp một vật cộm cộm trong túi áo, vội mò ra xem. Thì ra đó là một mảnh giấy vo tròn.
Vội vuốt phẳng ra, đẩy cửa ra ngoài, thì trời chưa sáng hẳn, tiếng trùng tiếng dế vẫn còn gáy nỉ non ở trước thềm, tạo thành một bản nhạc hòa tấu thật là kỳ diệu, chú không biết bản nhạc đó là bi ai hay hào tráng?
Mượn ánh trăng suông, Tâm Đăng đọc vội những hàng chữ ngoằn ngoèo trên giấy :
“Nên uống thật nhiều nước muối thì môn võ công này rất dễ thành tựu.
Người truyền võ”.
Vò lại mảnh giấy trong tay, Tâm Đăng lặng lẽ vòng ra sau chùa tắm rửa.
Từ đó trở đi, liên tiếp mười mấy hôm, hôm nào con người bí mật đó cũng đến làm công việc điểm huyệt và truyền công lực cho chú.
Và cứ mỗi cách một đêm, Tâm Đăng lại mò vào hang thẳm để tìm gặp Bệnh Hiệp.
Có lúc chú nói chuyện về võ công, có lúc nói chuyện phiếm, chỉ có điều là Bệnh Hiệp không bao giờ nhắc đến việc Tàm Tang khẩu quyết nữa.
Cô Trúc và Lư Âu không thấy trở về, Trì Phật Anh thì cũng biền biệt tăm hơi.
Tâm Đăng có lúc nhớ đến nàng, thỉnh thoảng chú cũng nhớ đến Mặc Lâm Na.
Hai người con gái bịt mặt này, mặc dù xa lạ nhưng đều đi vào đời Tâm Đăng một cách quá ư đột ngột, dù vậy Tâm Đăng cố hết sức xóa bỏ hình ảnh của hai nàng ra khỏi tâm khảm nhưng không sao xóa mất được.
Đêm ấy, Tâm Đăng vừa lần xâu chuỗi của Mặc Lâm Na vừa đi về phía hang thẳm.
Lúc bấy giờ, trên đầu của Tâm Đăng tóc đã mọc ra lưa thưa, chàng búi nó lại, thoạt trông như một vị đạo sĩ.
Đêm ấy, Tâm Đăng gặp Bệnh Hiệp trong lúc ông ta lên cơn sốt, Tâm Đăng sợ hãi hỏi tíu tít.
Nhưng Bệnh Hiệp chỉ hàm hồ trả lời :
- Đêm hôm qua,... ta ho nhiều lắm... và cơn sốt kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Tâm Đăng nghe thấy trong lòng mình chua xót lắm, vài giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống khuôn mặt răn reo của Bệnh Hiệp.
Bệnh Hiệp vuốt lưng Tâm Đăng nói :
- Con... con đừng khóc... Chính Dung, ta không chết đâu.
Nhưng Tâm Đăng vẫn không cầm được nước mắt, chú khóc nhiều lắm, bỗng thình lình Bệnh Hiệp giơ tay ôm lấy Tâm Đăng, ông ta rền rĩ :
- Con ơi... ta nói thật... có lẽ ta không sống đến sang năm đâu!
Tâm Đăng nghe đến đây lại khóc ồ ồ. Bệnh Hiệp lại nói tiếp :
- Hãy nghe ta nói... Ta e rằng số mạng của ta chỉ còn mười ngày hoặc mười lăm ngày nữa mà thôi. Ta không sợ chết... nhưng còn một việc mà ta chết đi không thể yên lòng. Bắt đầu từ đêm mai, mỗi đêm con đều phải đến đây để nghe ta tỏ bày một việc tâm sự. Đó là một việc vô cùng quan hệ mà ta phó thác cho con làm giùm đó.
Tâm Đăng nói qua làn nước mắt :
- Sư phụ hãy nói cho con rõ, dù nát tấm thân này con cũng nguyện sẽ thực hành.
Trên mặt của Bệnh Hiệp hiện nét cười, hổn hển nói :
- Ta tin con! Nhưng... giả mà việc này động chạm đến Cô Trúc, hoặc giả là Cô Trúc không bằng lòng cho mi làm thì mi nghĩ sao?
Tâm Đăng trả lời :
- Con bất chấp, con đã hứa với sư phụ thì con phải làm, nếu Cô Trúc sư phụ mà có giết con đi nữa, con cũng không thay đổi ý định.
Bệnh Hiệp bị câu nói này làm cho xúc động mạnh, nước mắt ràn rụa trên đôi mi, ông ta lẩm bẩm nói rằng :
- Ta không ngờ trên phần đất Tây Tạng này, trên phần đất mà ta mua lấy sự thảm bại, ta đã để cho tiếng thơm của ta trôi theo dòng nước... Nhưng lại được mi cầm lấy món đồ mà ta muốn, đến trước ngôi mộ của ta, của vợ ta, và trước mặt của Cô Trúc một cách vinh quang. Để cho toàn thể võ lâm biết rằng, học trò của thằng Bệnh Hiệp này không phải là một kẻ tầm thường.
Tới chừng đó, ta và sư mẫu của mi sẽ ngậm cười dưới ba tấc đất.
Chính Dung, ta tin chắc rằng con sẽ thành công.
Tâm Đăng nghe thấy Bệnh Hiệp nói một cách say sưa khôn tả, trong lòng chàng nghe thấy thương xót lão già này lắm.
Ai có ngờ rằng một vị kỳ nhân trong làng võ, danh tiếng lẫy lừng từ nam chí bắc, mà ngày hôm nay phải chôn chân bó gối trong cái hang sâu thẳm này, để ký thác sự ân oán của một đời mình cho một người thiếu niên đang xuất gia đầu Phật.
Lâu lắm, Bệnh Hiệp mới nhắc :
- Bây giờ mi hãy về chùa để cho ta ngơi nghỉ!
Tâm Đăng quyến luyến không nỡ rời, chàng dịu dàng nói :
- Sư phụ! Hãy để cho tôi ở lại thêm một chút nữa.
- Thôi... bất tất, đêm mai mi hãy trở lại.
- Được, ngày mai dùng xong ngọ trai cho phép mi đến.
Tâm Đăng được lời mới lui ra khỏi động.
Bước ra khỏi hang, một luồng gió tức khắc xâm chiếm cơ thể chú, làm cho chú rùng mình rởn óc.
Tâm Đăng nghe thấy trên mi mình còn đọng nhiều giọt nước mắt, chú chắp tay lâm râm khấn :
- Xin đức Phật mở lượng từ bi phù hộ độ trì cho sư phụ được tai qua nạn khỏi... A di đà Phật!
Tâm Đăng vừa khấn đến đây, bỗng thoáng nghe tiếng cười nho nhỏ, chú giật mình mở mắt bừng dậy, nhớn nhác nhìn quanh, thấy đó đây lặng lẽ như tờ, chỉ có vài cơn gió nhẹ lay đầu ngọn cỏ, và tiếng côn trùng rỉ rả, ngoài ra không có tăm hơi gì cả, Tâm Đăng nghĩ thầm :
- Hay là ta nghe nhầm? Với công lực của ta thì nghe không nhầm mới phải?
Tâm Đăng trong lòng nghi ngại, lủi thủi đi về Bố Đạt La Cung, trong lòng chú nổi lên một nỗi buồn man mác, những sự đau khổ trên trần thế đã bắt đầu tiêm nhiễm vào cõi lòng của kẻ xuất gia.
Đêm ấy, Tâm Đăng suốt đêm không chợp mắt, chú rơi không biết bao nhiêu là lệ, nhưng vào đến giờ nhất định, thì người khách dạ hành kia lại xuất hiện.
Sau khi điểm huyệt ngủ của Tâm Đăng rồi, người ấy phát hiện trước ngực chú có dấu nước mắt còn mới rành rành, hắn bất giác kêu lên một tiếng kinh dị, thở dài nói :
- Thật là lạ! Chẳng rõ chú tiểu này, ngày hôm nay gặp việc đau buồn gì?
Sáng ngày hôm, sau khi thọ trai, Tâm Đăng ngồi một mình trước cổng chùa, thẫn thờ nghĩ đến sắc mặt và giọng nói của Bệnh Hiệp, trong lòng ảo não bi thương lắm, chú trông cho trời mau mưa để thụ trai thêm lần nữa, rồi sẽ đi viếng Bệnh Hiệp.
Còn đang bần thần nghĩ ngợi, bỗng thấy từ phía xa có một lão già què chân, tập tễnh đi tới.
Vận nhãn quang nhìn kỹ, Tâm Đăng suýt buột mồm rú lên, thì ra lão già đó chính là người mà Tâm Đăng đang trông đợi: Cô Trúc lão nhân.
Tâm Đăng thấy Cô Trúc trở về, trong lòng mừng lắm, vội chạy bay ra phía trước, nắm lấy tay ông ta mà cười rằng :
- Sư phụ đã về!
Cô Trúc vẫn còn phong độ như xưa, không nhuốm một nét phong sương nào.
Ông ta ngắm nhìn Tâm Đăng, mỉm cười nói :
- Ta trở về đây là một việc, ba ngày nữa lại đi, xem khí sắc của mi thì võ công tiến bộ lắm, mi thật chẳng phụ lòng ta.
Tâm Đăng không dám tỏ thật là Bệnh Hiệp đã truyền võ cho mình, chỉ ỡm ờ hỏi :
- Sư phụ gần đây đã đi đâu?
Cô Trúc nghiêm nghị trả lời :
- Mi bất tất phải hỏi!
Ngừng một chút, ông ta nói tiếp :
- Lần này ta trở về đây, cốt ý chẳng cho mi trông thấy, nay mi lỡ trông thấy rồi, vậy thì đêm nay hãy đến chỗ chúng ta gặp ngày thường cho ta khảo lại võ nghệ của mi.
Tâm Đăng nghĩ rằng về đêm mình phải đi tìm Bệnh Hiệp, nay đi gặp Cô Trúc, thật là lưỡng nan.
Chú chỉ gật đầu một cách miễn cưỡng.
Thái độ của Tâm Đăng đã lọt vào cặp mắt của Cô Trúc, ông ta mỉm một nụ cười quái dị làm cho Tâm Đăng phải giật mình, Tâm Đăng nhớ đến Bệnh Hiệp từng nói cho chú biết :
- Cô Trúc là một người rất tự phụ, không bao giờ ông ta để cho học trò học thêm võ với người ngoài, ta e rằng mi giấu không nổi hắn, tới chừng đó ta sẽ chết đi, sợ nói sẽ làm khó mi đó!
Tâm Đăng còn nhớ, lúc đó chú trả lời như thế này :
- Không sao, Cô Trúc sư phụ rất mến con!
Bệnh Hiệp lắc đầu :
- Chính vì mến mi mới...
Thế rồi ông ta không nói tiếp theo nữa.
Ngừng một chút để suy nghĩ, ông ta gật gù nói :
- Bây giờ mi hãy trở về chùa, nhớ cho kỹ mỗi buổi tối phải đến đây. Bây giờ ta phải đi tìm một người bạn già.
Cô Trúc nói rồi khoát tay ra dấu, đoạn đi ngoặt sang một con đường bên cánh tả.
Tâm Đăng thẫn thờ suy nghĩ, chú cảm thấy rằng sự trở về của Cô Trúc lão nhân đối với chú có nhiều trở ngại việc liên lạc với Bệnh Hiệp.
Mà khổ nỗi, Bệnh Hiệp lại là người gần đất xa trời, không còn sống được bao nhiêu ngày nữa.
Nghĩ đến đây, Tâm Đăng toát mồ hôi lạnh, chú lẩm bẩm :
- Ta bất chấp! Dù Cô Trúc sư phụ có giết ta đi nữa, ta cũng phải đi thăm một người sắp sửa qua đời.
Vì suy nghĩ như thế, chú cảm thấy hơi yên lòng, chú lủi thủi trở về chính điện, thì chính là lúc đồng đạo đang ê a tụng kinh.
Dùng xong ngọ trai rồi, chú chạy bay về phía hang sâu, đi thẳng vào bên trong, thấy Bệnh Hiệp đang ngồi tựa vào vách, ông thấy Tâm Đăng mỉm cười nói :
- Ta lại thay đổi ý kiến, mi hãy ngồi ngay ngắn mà nghe ta kể chuyện của ta.
Tâm Đăng nghe nói trong lòng mừng rỡ. Bệnh Hiệp suy nghĩ thật lâu, rồi mời thở dài, dùng một giọng thâm trầm kể :
- Ta vốn họ Lạc, tên là Giang Nguyên, người vợ quá cố của ta tên là Kiết Văn Dao, mấy mươi năm về trước, vợ chồng ta cùng với Cô Trúc, Lư Âu, Khúc Tinh, Thiết Điệp và những bọn người trong Nam Hải thất kỳ đều lũ lượt rời bỏ đất Trung Nguyên mà lần mò vào rừng Tây Tạng. Nhưng hỡi ôi, những người danh chấn giang hồ này thảy đều mắc kế của người Tây Tạng một cách buồn cười.
Tâm Đăng giật mình vì đã từng nghe Lư Âu nói thế, Tâm Đăng vội hỏi :
- Người Tây Tạng đó tên là gì?
Bệnh Hiệp kể tiếp :
- Hừ... Hắn tên là Trác Đặc Ba... Ta suốt đời không quên cái tên này.
Trên gương mặt của Bệnh Hiệp nổi lên mấy nét cau có, thể hiện một sự căm hờn uất ức. Giọng nói của ông ta thình lình đổi sang một cách hào hùng, cảm khái.
- Trác Đặc Ba, hắn là một người thuần túy Tây Tạng, nhưng hắn lại không có một bản tính thật thà, trung hậu của người Tây Tạng, hắn xảo trá, đa đoan, trăm mưu ngàn kế. Lúc bấy giờ tương truyền rằng xứ Tây Tạng phát hiện quyển sách Tàm Tang khẩu quyết của Tàm Tang Tử. Thế là những người trong làng võ ồ ạt kéo về Tây Tạng để tìm quyển kỳ thư này.
Tâm Đăng lại nhớ đến lời của Lư Âu, chàng nghĩ :
- Thì ra những việc thị phi tai họa thảy đều do quyển Tàm Tang khẩu quyết này gây ra.
Bệnh Hiệp lại nói tiếp :
- Trác Đặc Ba võ nghệ cao cường, lại sành môn võ lợi hại của người Tây Tạng là Đại Thủ Ấn. Mặc dù hắn khó thắng chúng ta, nhưng chúng ta muốn hạ hắn cũng không phải là chuyện dễ.
Tâm Đăng cả sợ nghĩ thầm :
- Thì ra Tây Tạng cũng sản xuất được một nhân tài kiệt hiệt, có thể ngang hàng với sư phụ, Lư Âu và Bệnh Hiệp...
Bệnh Hiệp lại kể tiếp :
- Với công lực và danh vọng của chúng ta hồi đó, vốn không cần phải học thêm Tàm Tang khẩu quyết, nhưng chúng ta thảy đều có lòng đố kỵ, sợ cuốn sách này lọt vào tay người dưng thì gây nhiều tai họa về sau. Nếu kẻ ấy mà học xong Tàm Tang khẩu quyết thì chúng ta thật khó đối phó.
Tâm Đăng lẳng lặng mà nghe, chú cảm thấy quyển Tàm Tang khẩu quyết này chắc có lẽ là quý báu lắm, chú tiếc rẻ vì mình đã cầm nó vào tay mà giữ nó không được.
Bệnh Hiệp lại thong thả nói rằng :
- Lại còn một điều nữa, là người luyện võ, thảy đều tự cao tự đại, lại có tính hiếu kỳ, muốn biết trong quyển sách này đã ghi chú những môn võ công như thế nào, vì vậy thảy đều lên đường thâm nhập vào vùng Tây Tạng.... Người đi tiên phong là lão già Khúc Tinh, vì tính tình của lão nóng nảy nhất.
Tâm Đăng nghe Bệnh Hiệp cứ nhắc đi nhắc lại cái tên Khúc Tinh bèn hỏi :
- Thưa Bệnh sư phụ, Khúc Tinh là ai?
Bệnh Hiệp ầm ừ :
- Nó là thằng bạn già của ta, làng võ ban cho nó biệt hiệu Quá Thiên Phong, võ công của nó thật là cao thâm vô tận! Bây giờ ta bắt đầu kể cho mi biết khía cạnh xấu xa của lòng người. Hừ!... Hừ!...
Bệnh Hiệp nói đến đây bỗng ho lên sù sụ, mà Tâm Đăng thì cảm thấy câu chuyện này thú vị lắm, vội vàng xoa nắn cho ông ta để dằn cơn ho xuống.
Bệnh Hiệp ngưng tiếng ho nhổ ra một bãi đàm, mồ hôi trán vã ra lấm tấm làm cho Tâm Đăng sốt ruột.
Ông ta dừng lại để nghỉ mệt, lâu lắm mới kể tiếp :
- Trong mỗi người chúng ta, ai cũng đều có một sở trường riêng, theo lẽ phải tự cho mình là đủ, nhưng lòng tham và lòng đố kỵ là một kẻ đại thù nghịch của chúng ta... Nếu trong chúng ta không dại gì mà lần mò đến nơi xa xôi hẻo lánh này.
Nhưng khi mà nghe tin của thằng già Khúc Tinh lên đường vào đất Tây Tạng, thì chúng ta thảy đều lo lắng mà nối gót theo sau.
Kẻ đầu tiên đuổi theo Khúc Tinh là Vạn Giao, kế đó là Nam Hải thất kỳ, rồi Lư Âu, vân vân... Lúc ấy ta bận việc không muốn đi nhưng vợ ta cứ thôi thúc mãi, nàng muốn ta lên đường càng sớm càng tốt.
Nhưng ta đề quyết rằng Tàm Tang khẩu quyết chưa chắc đã xuất hiện, vả lại muốn luyện thành môn võ này phải mất khoảng thời gian là năm năm, vậy thì thằng Trác Đặc Ba nó hà tất phải bán cái tin này ra cho làng võ xôn xao chứ?.. Chính vào lúc ta đang suy nghĩ thì nghe được một cái tin làm chấn động võ lâm, làm cho ta có cái quyết tâm là gác bỏ tất cả mọi việc lại để lên đường đi Tây Tạng.
Tâm Đăng trong dạ kinh nghi, vội hỏi :
- Thưa Bệnh sư phụ, đó là tin tức gì?
Bệnh Hiệp thấy Tâm Đăng tròn xoe cặp mắt, chú ý theo dõi câu chuyện của mình, bất giác thở dài nói thầm trong dạ :
- Thằng nhỏ ra chiều thích thú lắm, nó đâu có biết đây là một câu chuyện não nùng, làm cho những người lớn tuổi như ta đều phải thân danh tan nát.
Rồi ông mỉm cười kể tiếp :
- Đó là cái tin, một bậc kỳ nhân danh vang trong làng võ, mất tích đã mười năm nay, bây giờ tái xuất giang hồ và cũng lên đường đi Tây Tạng, đó là... Cô Trúc lão nhân!
Tâm Đăng rú lên :
- Ủa! Thì ra đó là Cô Trúc sư phụ!
Bệnh Hiệp gật gù :
- Chính thế! Chính là thầy của mi. Ông ta vốn là người cẩn thận từng ly từng tý, vì vậy mà nghe tin rằng lão ta lên đường vào Tây Tạng, ta mới tin rằng quyển Tàm Tang khẩu quyết quả thật đã ra đời.
Thế là vợ chồng ta tức tốc lên đường, chính trong khoảng thời gian dầm sương dãi nắng, vượt đường xa vạn dặm để vào xứ Tạng, bệnh cũ của ta lại tái phát.
À... ta quên cho mi biết, ta đi con đường từ Tứ Xuyên vòng sang Tiễn Lô, để ghé sang Chung Cổ Lạt Ma Tự, rồi mới đến La Sa, là kinh đô Tây Tạng, dọc đường phải trải qua bảy mươi ba trạm, suốt một quãng đường dài trên ba nghìn chin trăm dặm, trèo qua hai mươi chín ngọn núi cao ngất trời.
Khoảng đường đó thật là dằng dặc, không biết từ đâu đưa đến cho ta một nguồn dũng khí để cho ta làm thành một công việc vĩ đại như vậy?
Đó là việc mười tám năm về trước...
Mới đó đã mười tám năm rồi, thật không ngờ vợ ta lại bỏ xác trên đất xa xôi hẻo lánh này, còn ta nữa, có lẽ cũng vui với câu “xương trắng chôn quê người”...
Nói tới đây, Bệnh Hiệp xúc động tâm tình, lệ rơi tầm tã, tiếng nói nghẹn ngào.
Ông ta lau nước mắt rồi kể tiếp :
- Câu chuyện đó phát triển như thế nào, ta không kể thêm cho mi biết nữa, chỉ cho mi rõ, chúng ta thảy đều trúng kế của Trác Đặc Ba, liên kết với nhau mà chọi với Cô Trúc, hai bên xáp chiến với nhau một trận kinh hoàng bên bờ hồ Tuấn Mã.
Tâm Đăng nghe đến đây thật là kinh hãi, Bệnh Hiệp lại nói :
- Cô Trúc quả thật là một tay bản lĩnh cao cường, vượt hẳn chúng ta. Trời! Sau trận hỗn chiến đó chúng ta thảy đều trúng kế... Thôi ta không kể nữa, bây giờ ta nói cho mi biết, ta sẽ nhờ mi làm hộ việc gì.
Tâm Đăng muốn biết kết quả của trận đấu chiến đó, nhưng mà chú cũng nôn nóng muốn biết Bệnh Hiệp nhờ mình làm việc gì, đó là cái nguyên nhân đã xui khiến ông ta hết lòng truyền võ cho mình.
Bệnh Hiệp sửa lại bộ ngồi cho ngay ngắn, thái độ cực kỳ nghiêm trang, trịnh trọng. Bởi vì ông ta sắp sửa tuyên bố điều ông ta hằng mong ước.
Chính mối kỳ vọng đó đã khiến cho ông ta có đủ nghị lực sống sót đến ngày hôm nay.
Ông ta cất cao giọng nói :
- Chính Dung! Mi hãy nhớ cho ky... chờ cho đến khi ta chết rồi, và mi đã hoàn tục cho đến cuối năm sau, trong khoảng thời gian này mi phải đến hồ Tuấn Mã... ta nói cho mi biết đó là một nơi phong cảnh hữu tình.
Tâm Đăng gật lấy gật để trả lời :
- Phải, phải, sư phụ từng nói đó là một nơi có nhiều cảnh trí đẹp!
Trên gương mặt của Bệnh Hiệp thoáng hiện một nét cười tươi :
- Nơi ấy có cư ngụ một gia đình... Mi vào gia đình ấy lấy một vật trở về giùm ta...
Tâm Đăng biết rằng vấn đề mà mình hằng thắc mắc đã lần lần phô bày ra ánh sáng, vội vã hỏi :
- Thưa Bệnh sư phụ, xin cho con biết đó là vật gì?
Đôi mắt của Bệnh Hiệp tỏa ra một thứ ánh sáng lạ lùng, ông ta nói rõ từng tiếng một :
- Đó là một chiếc lông Khổng Tước toàn màu đỏ. Mi phải dùng hết cách để lấy cho kỳ được!
Tâm Đăng trả lời bằng một giọng đầy tin tưởng :
- Phải! Con sẽ dùng hết mọi cách để lấy cho kỳ được!
Giọng nói của Bệnh Hiệp bỗng như run rẩy, mơ màng, dường như có hòa tan lẫn trong tiếng khóc :
- Lấy được chiếc lông Khổng Tước này rồi... Mi mang nó đến tỉnh Tứ Xuyên, núi Thanh Thành, xóm Ngọa Tiên cư, trao cho một người tên là Kiết Trường Ba!
Tâm Đăng lẩm bẩm nhắc lại câu nói đó :
- Kiết Trường Ba! Tôi sẽ trao chiếc lông Khổng Tước đó cho Kiết Trường Ba!
Bệnh Hiệp chợt buông ra một chuỗi cười điên cuồng hỗn loạn, trong tiếng cười có ngụ một ý đầy phấn khởi và an ủi.
Chuỗi cười đó vang vang đồng vọng khắp bốn bề vách đá, Tâm Đăng mơ hồ cảm thấy dường như lão già này đã nắm được chiếc lông Khổng Tước đó ở trong tay...
Thiếu nữ thấy Tâm Đăng sững sờ, ngơ ngác, cười nhẹ một tiếng, vẫn dùng giọng Tây Tạng nói rằng :
- Mi thật dại, hãy sang đây!
Tâm Đăng khẽ hỏi :
- Thí chủ là ai? Tiểu tăng không biết.
Thiếu nữ lại cười, cắt ngang câu nói :
- Mi không biết ta nhưng ta biết mi. Mi xem, trên cổ mi đang đeo xâu chuỗi ngọc của ta.
Tâm Đăng nghe nói giật mình, đưa tay sờ xâu chuỗi ngọc, hai má đỏ bừng, ấp úng nói :
- Tiểu tăng không biết vật này do thí chủ để lại, nên tạm thời đeo trên mình, nay thí chủ nhìn thì tôi xin trao trả.
Nói rồi lột xâu chuỗi xuống nhưng thiếu nữ khoát tay cười bảo :
- Ta đã tặng cho mi... Ta không đòi lại... Mi có biết tại sao ta tặng ngọc cho mi?
Tâm Đăng vội vã cắt ngang :
- Đó cũng là điều tôi đang thắc mắc, xin tín nữ thí chủ nói rõ cho.
Ngừng một chút nàng mở lời :
- Mi thật dại, việc thật dễ hiểu mà nghĩ không ra.
Tâm Đăng vẫn ngờ nghệch :
- Quả thật tôi không hiểu.
Thiếu nữ có vẻ tức giận :
- Ta đã bảo ta tặng cho mi.
Tâm Đăng giật mình :
- Tôi và nữ thí chủ vốn không quen biết, cớ sao nữ thí chủ lại tặng cho tôi một vật quý báu như vậy, làm cho tôi trong dạ chẳng yên.
- Ta đã bảo ta tặng cho mi thì tặng cho mi, đừng hỏi dài dòng....
Tâm Đăng lại e thẹn, đứng im làm không dám mở miệng nữa.
Thiếu nữ thấy vậy cười lên khúc khích :
- Chắc mi lấy làm lạ lắm. vì tên của ta mi cũng chưa biết, này... ta là người Tây Tạng, tên là Mặc Lâm Na, năm nay mười bảy tuổi.
Tâm Đăng nghe dứt câu nói này, vội vàng cởi xâu chuỗi ngọc, bước tới một bước cười rằng :
- Mặc Lâm Na thí chủ, tôi là người trong cửa Phật, mọi sự thảy đều không dám nhận những món đồ tặng của người đời, vậy xâu chuỗi ngọc, tiểu tăng xin giao trả.
Mặc Lâm Na lắc đầu nói :
- Không! Ta đã tặng cho mi thì không bao giờ lấy lại nhưng ta có một lời nguyền nhờ mi làm hộ một việc.
Tâm Đăng nghe nói, càng lấy làm kinh nghi hỏi rằng :
- Chẳng hay nữ thí chủ có lời nguyền gì, xin nói rõ.
Ngừng lại một chút, Mặc Lâm Na nói :
- Mi nói chuyện, đừng gọi ta là nữ thí chủ, cũng đừng xưng là tiểu tăng. Cha ta tuổi đã già, ta có hai người mẹ nhưng cả hai người đều không đặng vui, suốt ngày rầu rĩ, ta hỏi thì cả hai người đều gượng cười, ta biết trong lòng hai mẹ chắc là có điều gì buồn rầu lắm, vì vậy nên mới đến đây nhờ một vị sư huynh tụng kinh tiêu tai cho.
Mặc Lâm Na nói đến đây khóc nức nở, Tâm Đăng cũng bị mối lòng hiếu cảm đó làm cho xúc động, dịu dàng nói :
- Nữ... Mặc Lâm Na, tôi sẽ hết sức làm việc này, mỗi ngày bỏ ra vài giờ để tụng kinh, mong rằng nhị vị lệnh mẫu nên làm nhiều điều thiện thì ắt có hiệu quả, gặp dữ cũng hóa lành.
Mặc Lâm Na nghe nói mừng lắm, kêu lên :
- Mi thật là có lòng tốt! Xin đa tạ!
Dứt lời nàng nhón gót, bước tới trước mặt Tâm Đăng, thò bàn tay trắng muốt ra nắm lấy tay chú, Tâm Đăng giật mình bước xéo một bước để tránh, trống ngực đánh thình thình, ấp a ấp úng nói :
- Đó là bổn phận của người xuất gia, cô bất tất phải cảm ơn.
Mặc Lâm Na có lẽ vì quá mừng, quên hẳn đối phương là người xuất gia đầu Phật, lại còn trẻ tuổi, bây giờ nàng hổ thẹn, sắc mặt đỏ bừng, ngước mắt nhìn trời, thấy trời sắp sáng, nàng xá chào Tâm Đăng rồi nói :
- Ta đi đây, phiền mi ở lại tụng kinh tiêu tai.
Nói rồi thân hình của nàng lướt ngang trước mặt Tâm Đăng mà bay xuống thềm, một làn hương thơm của người trinh nữ phất ngang qua mũi Tâm Đăng, làm cho lòng chú bàng hoàng xao xuyến, không biết mãnh lực nào thúc đẩy chú hỏi một câu :
- Cô... cô đi ư?
Mặc Lâm Na quay mình trở lại, mũi giày thêu của nàng khua nhẹ trên thềm đá, mặc dù người ta không trông thấy gương mặt của nàng nhưng cũng có thể đoán ra rằng, đằng sau vuông lụa đen, người đẹp đang mỉm một nụ cười hạnh phúc.
Nàng thong thả bước trở lại hai bước hỏi nhỏ :
- Mi gọi ta trở lại có việc gì?
Tâm Đăng hai má đỏ bừng, không biết trả lời làm sao cho xuôi, ấp úng nói :
- Tôi tụng kinh chỉ chừng một tháng là đủ tiêu tai, tới chừng đó xin cô trở lại để tôi trao trả xâu chuỗi ngọc này.
Mặc Lâm Na cười nho nhỏ :
- Được, một tháng sau ta sẽ trở lại, còn việc gì nói nữa?
Tâm Đăng nghe thấy mình còn rất nhiều việc cần nói với Mặc Lâm Na nhưng nói chẳng ra lời, chỉ nở một nụ cười ngờ nghệch :
- Thôi.. hết rồi... À, tôi tên là Tâm Đăng!
Mặc Lâm Na cười nhẹ, lẩm bẩm :
- Tâm Đăng!.. Tâm Đăng!
Rồi nàng đưa tay vẫy chào Tâm Đăng, đoạn bay mình ra khỏi lầu chuông, nhẹ nhàng như một cánh én.
Tâm Đăng tựa mình vào lan can, ngắm nhìn hình ảnh của nàng mờ dần vào bóng tối mà trong cõi lòng nổi lên một thứ cảm giác dị kỳ...
Chú nghe thấy mình vừa được một vật quý báu lắm, lại mơ hồ như vừa đánh rơi một vật quý giá nhất trần gian.
Thực ra, chúng ta có thể định rõ rằng Tâm Đăng vừa nhặt được một hình ảnh mỹ miều của cô thiếu nữ, nhưng lại mất đi tấm lòng thành đối với đức Phật thiêng liêng....
Quả thật Tâm Đăng nghe thấy một niềm vui tràn ngập cõi lòng, nguồn cảm hứng bỗng nhiên dạt dào kéo đến, thừa lúc trăng thanh vằng vặc, chú tức tốc ra quyền xuất chưởng, múa đường võ mãnh liệt vô song là Cô Trúc chưởng.
Thân hình của chú lồng lộn lên như một con trường xà uốn khúc, chưởng lực trầm hùng vang vang như sấm, mỗi một đường võ của chú tung ra, thảy đều đưa đối phương vào tử địa.
Hứng chí chú mùa đường võ của Cô Trúc biến hóa thành thiên hình vạn trạng, uy lực cao thâm làm cho chính Tâm Đăng cũng không hiểu tại sao mấy tháng nay công lực của mình lại tăng tiến một cách khác thường?
Mãi đến khi đường Cô Trúc chưởng chấm dứt ở thế võ cuối cùng thì trời đã canh ba, mà Tâm Đăng tâm thần vẫn còn phấn chấn, chú ngửa mặt lên trời, nhìn vầng trăng vành vạnh trong lòng nghĩ thầm :
- Hoàn tục không phải là một việc có hại, biết đâu nó lại thú vị hơn cuộc sống tụng kinh gõ mõ trong chùa... bằng không thì tại sao trên đời này những người tu hành thì ít mà những người theo tục thì nhiều?
Nghĩ đến việc hoàn tục bất giác chú liên tưởng đến cha mẹ của chú, nhiều ý nghĩ lại quay cuồng trong trí :
- Cha mẹ của ta hiện giờ ở nơi nào?
- Họ còn sống hay chết?
- Họ ở Trung Nguyên hay ở Tây Tạng?
- Nếu ở Tây Tạng thì sao chẳng lại thăm ta?
- Chẳng lẽ họ lại là người tu hành, chẳng thiết đến cháu con?
Nghĩ đến đây, chú lại rưng rưng nước mắt, đây là lần thứ nhất trong đời chú phải rơi nước mắt vì đời sống riêng tư của mình.
Ánh trăng bàng bạc soi trên đầu chú tiểu đang khóc rấm ra rấm rứt vì thân thế đau thương của mình.
Bất thình lình, Tâm Đăng bỗng nghe thấy dưới hông mình nhói lên một cái, rồi hôn mê đi.
Trong cơn nửa mê nửa tỉnh, chú thoáng thấy một chiếc bóng mờ bay vù xuống cặp lấy mình vào nách.
Sáng ngày hôm sau, khi Tâm Đăng giật mình thức giấc thì phát giác mình đang nằm trên giường của mình, đồng đạo xung quanh còn đang ngáy pho pho.
Chú lặng lẽ xuống giường thay áo, chợt gặp một vật cộm cộm trong túi áo, vội mò ra xem. Thì ra đó là một mảnh giấy vo tròn.
Vội vuốt phẳng ra, đẩy cửa ra ngoài, thì trời chưa sáng hẳn, tiếng trùng tiếng dế vẫn còn gáy nỉ non ở trước thềm, tạo thành một bản nhạc hòa tấu thật là kỳ diệu, chú không biết bản nhạc đó là bi ai hay hào tráng?
Mượn ánh trăng suông, Tâm Đăng đọc vội những hàng chữ ngoằn ngoèo trên giấy :
“Nên uống thật nhiều nước muối thì môn võ công này rất dễ thành tựu.
Người truyền võ”.
Vò lại mảnh giấy trong tay, Tâm Đăng lặng lẽ vòng ra sau chùa tắm rửa.
Từ đó trở đi, liên tiếp mười mấy hôm, hôm nào con người bí mật đó cũng đến làm công việc điểm huyệt và truyền công lực cho chú.
Và cứ mỗi cách một đêm, Tâm Đăng lại mò vào hang thẳm để tìm gặp Bệnh Hiệp.
Có lúc chú nói chuyện về võ công, có lúc nói chuyện phiếm, chỉ có điều là Bệnh Hiệp không bao giờ nhắc đến việc Tàm Tang khẩu quyết nữa.
Cô Trúc và Lư Âu không thấy trở về, Trì Phật Anh thì cũng biền biệt tăm hơi.
Tâm Đăng có lúc nhớ đến nàng, thỉnh thoảng chú cũng nhớ đến Mặc Lâm Na.
Hai người con gái bịt mặt này, mặc dù xa lạ nhưng đều đi vào đời Tâm Đăng một cách quá ư đột ngột, dù vậy Tâm Đăng cố hết sức xóa bỏ hình ảnh của hai nàng ra khỏi tâm khảm nhưng không sao xóa mất được.
Đêm ấy, Tâm Đăng vừa lần xâu chuỗi của Mặc Lâm Na vừa đi về phía hang thẳm.
Lúc bấy giờ, trên đầu của Tâm Đăng tóc đã mọc ra lưa thưa, chàng búi nó lại, thoạt trông như một vị đạo sĩ.
Đêm ấy, Tâm Đăng gặp Bệnh Hiệp trong lúc ông ta lên cơn sốt, Tâm Đăng sợ hãi hỏi tíu tít.
Nhưng Bệnh Hiệp chỉ hàm hồ trả lời :
- Đêm hôm qua,... ta ho nhiều lắm... và cơn sốt kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Tâm Đăng nghe thấy trong lòng mình chua xót lắm, vài giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống khuôn mặt răn reo của Bệnh Hiệp.
Bệnh Hiệp vuốt lưng Tâm Đăng nói :
- Con... con đừng khóc... Chính Dung, ta không chết đâu.
Nhưng Tâm Đăng vẫn không cầm được nước mắt, chú khóc nhiều lắm, bỗng thình lình Bệnh Hiệp giơ tay ôm lấy Tâm Đăng, ông ta rền rĩ :
- Con ơi... ta nói thật... có lẽ ta không sống đến sang năm đâu!
Tâm Đăng nghe đến đây lại khóc ồ ồ. Bệnh Hiệp lại nói tiếp :
- Hãy nghe ta nói... Ta e rằng số mạng của ta chỉ còn mười ngày hoặc mười lăm ngày nữa mà thôi. Ta không sợ chết... nhưng còn một việc mà ta chết đi không thể yên lòng. Bắt đầu từ đêm mai, mỗi đêm con đều phải đến đây để nghe ta tỏ bày một việc tâm sự. Đó là một việc vô cùng quan hệ mà ta phó thác cho con làm giùm đó.
Tâm Đăng nói qua làn nước mắt :
- Sư phụ hãy nói cho con rõ, dù nát tấm thân này con cũng nguyện sẽ thực hành.
Trên mặt của Bệnh Hiệp hiện nét cười, hổn hển nói :
- Ta tin con! Nhưng... giả mà việc này động chạm đến Cô Trúc, hoặc giả là Cô Trúc không bằng lòng cho mi làm thì mi nghĩ sao?
Tâm Đăng trả lời :
- Con bất chấp, con đã hứa với sư phụ thì con phải làm, nếu Cô Trúc sư phụ mà có giết con đi nữa, con cũng không thay đổi ý định.
Bệnh Hiệp bị câu nói này làm cho xúc động mạnh, nước mắt ràn rụa trên đôi mi, ông ta lẩm bẩm nói rằng :
- Ta không ngờ trên phần đất Tây Tạng này, trên phần đất mà ta mua lấy sự thảm bại, ta đã để cho tiếng thơm của ta trôi theo dòng nước... Nhưng lại được mi cầm lấy món đồ mà ta muốn, đến trước ngôi mộ của ta, của vợ ta, và trước mặt của Cô Trúc một cách vinh quang. Để cho toàn thể võ lâm biết rằng, học trò của thằng Bệnh Hiệp này không phải là một kẻ tầm thường.
Tới chừng đó, ta và sư mẫu của mi sẽ ngậm cười dưới ba tấc đất.
Chính Dung, ta tin chắc rằng con sẽ thành công.
Tâm Đăng nghe thấy Bệnh Hiệp nói một cách say sưa khôn tả, trong lòng chàng nghe thấy thương xót lão già này lắm.
Ai có ngờ rằng một vị kỳ nhân trong làng võ, danh tiếng lẫy lừng từ nam chí bắc, mà ngày hôm nay phải chôn chân bó gối trong cái hang sâu thẳm này, để ký thác sự ân oán của một đời mình cho một người thiếu niên đang xuất gia đầu Phật.
Lâu lắm, Bệnh Hiệp mới nhắc :
- Bây giờ mi hãy về chùa để cho ta ngơi nghỉ!
Tâm Đăng quyến luyến không nỡ rời, chàng dịu dàng nói :
- Sư phụ! Hãy để cho tôi ở lại thêm một chút nữa.
- Thôi... bất tất, đêm mai mi hãy trở lại.
- Được, ngày mai dùng xong ngọ trai cho phép mi đến.
Tâm Đăng được lời mới lui ra khỏi động.
Bước ra khỏi hang, một luồng gió tức khắc xâm chiếm cơ thể chú, làm cho chú rùng mình rởn óc.
Tâm Đăng nghe thấy trên mi mình còn đọng nhiều giọt nước mắt, chú chắp tay lâm râm khấn :
- Xin đức Phật mở lượng từ bi phù hộ độ trì cho sư phụ được tai qua nạn khỏi... A di đà Phật!
Tâm Đăng vừa khấn đến đây, bỗng thoáng nghe tiếng cười nho nhỏ, chú giật mình mở mắt bừng dậy, nhớn nhác nhìn quanh, thấy đó đây lặng lẽ như tờ, chỉ có vài cơn gió nhẹ lay đầu ngọn cỏ, và tiếng côn trùng rỉ rả, ngoài ra không có tăm hơi gì cả, Tâm Đăng nghĩ thầm :
- Hay là ta nghe nhầm? Với công lực của ta thì nghe không nhầm mới phải?
Tâm Đăng trong lòng nghi ngại, lủi thủi đi về Bố Đạt La Cung, trong lòng chú nổi lên một nỗi buồn man mác, những sự đau khổ trên trần thế đã bắt đầu tiêm nhiễm vào cõi lòng của kẻ xuất gia.
Đêm ấy, Tâm Đăng suốt đêm không chợp mắt, chú rơi không biết bao nhiêu là lệ, nhưng vào đến giờ nhất định, thì người khách dạ hành kia lại xuất hiện.
Sau khi điểm huyệt ngủ của Tâm Đăng rồi, người ấy phát hiện trước ngực chú có dấu nước mắt còn mới rành rành, hắn bất giác kêu lên một tiếng kinh dị, thở dài nói :
- Thật là lạ! Chẳng rõ chú tiểu này, ngày hôm nay gặp việc đau buồn gì?
Sáng ngày hôm, sau khi thọ trai, Tâm Đăng ngồi một mình trước cổng chùa, thẫn thờ nghĩ đến sắc mặt và giọng nói của Bệnh Hiệp, trong lòng ảo não bi thương lắm, chú trông cho trời mau mưa để thụ trai thêm lần nữa, rồi sẽ đi viếng Bệnh Hiệp.
Còn đang bần thần nghĩ ngợi, bỗng thấy từ phía xa có một lão già què chân, tập tễnh đi tới.
Vận nhãn quang nhìn kỹ, Tâm Đăng suýt buột mồm rú lên, thì ra lão già đó chính là người mà Tâm Đăng đang trông đợi: Cô Trúc lão nhân.
Tâm Đăng thấy Cô Trúc trở về, trong lòng mừng lắm, vội chạy bay ra phía trước, nắm lấy tay ông ta mà cười rằng :
- Sư phụ đã về!
Cô Trúc vẫn còn phong độ như xưa, không nhuốm một nét phong sương nào.
Ông ta ngắm nhìn Tâm Đăng, mỉm cười nói :
- Ta trở về đây là một việc, ba ngày nữa lại đi, xem khí sắc của mi thì võ công tiến bộ lắm, mi thật chẳng phụ lòng ta.
Tâm Đăng không dám tỏ thật là Bệnh Hiệp đã truyền võ cho mình, chỉ ỡm ờ hỏi :
- Sư phụ gần đây đã đi đâu?
Cô Trúc nghiêm nghị trả lời :
- Mi bất tất phải hỏi!
Ngừng một chút, ông ta nói tiếp :
- Lần này ta trở về đây, cốt ý chẳng cho mi trông thấy, nay mi lỡ trông thấy rồi, vậy thì đêm nay hãy đến chỗ chúng ta gặp ngày thường cho ta khảo lại võ nghệ của mi.
Tâm Đăng nghĩ rằng về đêm mình phải đi tìm Bệnh Hiệp, nay đi gặp Cô Trúc, thật là lưỡng nan.
Chú chỉ gật đầu một cách miễn cưỡng.
Thái độ của Tâm Đăng đã lọt vào cặp mắt của Cô Trúc, ông ta mỉm một nụ cười quái dị làm cho Tâm Đăng phải giật mình, Tâm Đăng nhớ đến Bệnh Hiệp từng nói cho chú biết :
- Cô Trúc là một người rất tự phụ, không bao giờ ông ta để cho học trò học thêm võ với người ngoài, ta e rằng mi giấu không nổi hắn, tới chừng đó ta sẽ chết đi, sợ nói sẽ làm khó mi đó!
Tâm Đăng còn nhớ, lúc đó chú trả lời như thế này :
- Không sao, Cô Trúc sư phụ rất mến con!
Bệnh Hiệp lắc đầu :
- Chính vì mến mi mới...
Thế rồi ông ta không nói tiếp theo nữa.
Ngừng một chút để suy nghĩ, ông ta gật gù nói :
- Bây giờ mi hãy trở về chùa, nhớ cho kỹ mỗi buổi tối phải đến đây. Bây giờ ta phải đi tìm một người bạn già.
Cô Trúc nói rồi khoát tay ra dấu, đoạn đi ngoặt sang một con đường bên cánh tả.
Tâm Đăng thẫn thờ suy nghĩ, chú cảm thấy rằng sự trở về của Cô Trúc lão nhân đối với chú có nhiều trở ngại việc liên lạc với Bệnh Hiệp.
Mà khổ nỗi, Bệnh Hiệp lại là người gần đất xa trời, không còn sống được bao nhiêu ngày nữa.
Nghĩ đến đây, Tâm Đăng toát mồ hôi lạnh, chú lẩm bẩm :
- Ta bất chấp! Dù Cô Trúc sư phụ có giết ta đi nữa, ta cũng phải đi thăm một người sắp sửa qua đời.
Vì suy nghĩ như thế, chú cảm thấy hơi yên lòng, chú lủi thủi trở về chính điện, thì chính là lúc đồng đạo đang ê a tụng kinh.
Dùng xong ngọ trai rồi, chú chạy bay về phía hang sâu, đi thẳng vào bên trong, thấy Bệnh Hiệp đang ngồi tựa vào vách, ông thấy Tâm Đăng mỉm cười nói :
- Ta lại thay đổi ý kiến, mi hãy ngồi ngay ngắn mà nghe ta kể chuyện của ta.
Tâm Đăng nghe nói trong lòng mừng rỡ. Bệnh Hiệp suy nghĩ thật lâu, rồi mời thở dài, dùng một giọng thâm trầm kể :
- Ta vốn họ Lạc, tên là Giang Nguyên, người vợ quá cố của ta tên là Kiết Văn Dao, mấy mươi năm về trước, vợ chồng ta cùng với Cô Trúc, Lư Âu, Khúc Tinh, Thiết Điệp và những bọn người trong Nam Hải thất kỳ đều lũ lượt rời bỏ đất Trung Nguyên mà lần mò vào rừng Tây Tạng. Nhưng hỡi ôi, những người danh chấn giang hồ này thảy đều mắc kế của người Tây Tạng một cách buồn cười.
Tâm Đăng giật mình vì đã từng nghe Lư Âu nói thế, Tâm Đăng vội hỏi :
- Người Tây Tạng đó tên là gì?
Bệnh Hiệp kể tiếp :
- Hừ... Hắn tên là Trác Đặc Ba... Ta suốt đời không quên cái tên này.
Trên gương mặt của Bệnh Hiệp nổi lên mấy nét cau có, thể hiện một sự căm hờn uất ức. Giọng nói của ông ta thình lình đổi sang một cách hào hùng, cảm khái.
- Trác Đặc Ba, hắn là một người thuần túy Tây Tạng, nhưng hắn lại không có một bản tính thật thà, trung hậu của người Tây Tạng, hắn xảo trá, đa đoan, trăm mưu ngàn kế. Lúc bấy giờ tương truyền rằng xứ Tây Tạng phát hiện quyển sách Tàm Tang khẩu quyết của Tàm Tang Tử. Thế là những người trong làng võ ồ ạt kéo về Tây Tạng để tìm quyển kỳ thư này.
Tâm Đăng lại nhớ đến lời của Lư Âu, chàng nghĩ :
- Thì ra những việc thị phi tai họa thảy đều do quyển Tàm Tang khẩu quyết này gây ra.
Bệnh Hiệp lại nói tiếp :
- Trác Đặc Ba võ nghệ cao cường, lại sành môn võ lợi hại của người Tây Tạng là Đại Thủ Ấn. Mặc dù hắn khó thắng chúng ta, nhưng chúng ta muốn hạ hắn cũng không phải là chuyện dễ.
Tâm Đăng cả sợ nghĩ thầm :
- Thì ra Tây Tạng cũng sản xuất được một nhân tài kiệt hiệt, có thể ngang hàng với sư phụ, Lư Âu và Bệnh Hiệp...
Bệnh Hiệp lại kể tiếp :
- Với công lực và danh vọng của chúng ta hồi đó, vốn không cần phải học thêm Tàm Tang khẩu quyết, nhưng chúng ta thảy đều có lòng đố kỵ, sợ cuốn sách này lọt vào tay người dưng thì gây nhiều tai họa về sau. Nếu kẻ ấy mà học xong Tàm Tang khẩu quyết thì chúng ta thật khó đối phó.
Tâm Đăng lẳng lặng mà nghe, chú cảm thấy quyển Tàm Tang khẩu quyết này chắc có lẽ là quý báu lắm, chú tiếc rẻ vì mình đã cầm nó vào tay mà giữ nó không được.
Bệnh Hiệp lại thong thả nói rằng :
- Lại còn một điều nữa, là người luyện võ, thảy đều tự cao tự đại, lại có tính hiếu kỳ, muốn biết trong quyển sách này đã ghi chú những môn võ công như thế nào, vì vậy thảy đều lên đường thâm nhập vào vùng Tây Tạng.... Người đi tiên phong là lão già Khúc Tinh, vì tính tình của lão nóng nảy nhất.
Tâm Đăng nghe Bệnh Hiệp cứ nhắc đi nhắc lại cái tên Khúc Tinh bèn hỏi :
- Thưa Bệnh sư phụ, Khúc Tinh là ai?
Bệnh Hiệp ầm ừ :
- Nó là thằng bạn già của ta, làng võ ban cho nó biệt hiệu Quá Thiên Phong, võ công của nó thật là cao thâm vô tận! Bây giờ ta bắt đầu kể cho mi biết khía cạnh xấu xa của lòng người. Hừ!... Hừ!...
Bệnh Hiệp nói đến đây bỗng ho lên sù sụ, mà Tâm Đăng thì cảm thấy câu chuyện này thú vị lắm, vội vàng xoa nắn cho ông ta để dằn cơn ho xuống.
Bệnh Hiệp ngưng tiếng ho nhổ ra một bãi đàm, mồ hôi trán vã ra lấm tấm làm cho Tâm Đăng sốt ruột.
Ông ta dừng lại để nghỉ mệt, lâu lắm mới kể tiếp :
- Trong mỗi người chúng ta, ai cũng đều có một sở trường riêng, theo lẽ phải tự cho mình là đủ, nhưng lòng tham và lòng đố kỵ là một kẻ đại thù nghịch của chúng ta... Nếu trong chúng ta không dại gì mà lần mò đến nơi xa xôi hẻo lánh này.
Nhưng khi mà nghe tin của thằng già Khúc Tinh lên đường vào đất Tây Tạng, thì chúng ta thảy đều lo lắng mà nối gót theo sau.
Kẻ đầu tiên đuổi theo Khúc Tinh là Vạn Giao, kế đó là Nam Hải thất kỳ, rồi Lư Âu, vân vân... Lúc ấy ta bận việc không muốn đi nhưng vợ ta cứ thôi thúc mãi, nàng muốn ta lên đường càng sớm càng tốt.
Nhưng ta đề quyết rằng Tàm Tang khẩu quyết chưa chắc đã xuất hiện, vả lại muốn luyện thành môn võ này phải mất khoảng thời gian là năm năm, vậy thì thằng Trác Đặc Ba nó hà tất phải bán cái tin này ra cho làng võ xôn xao chứ?.. Chính vào lúc ta đang suy nghĩ thì nghe được một cái tin làm chấn động võ lâm, làm cho ta có cái quyết tâm là gác bỏ tất cả mọi việc lại để lên đường đi Tây Tạng.
Tâm Đăng trong dạ kinh nghi, vội hỏi :
- Thưa Bệnh sư phụ, đó là tin tức gì?
Bệnh Hiệp thấy Tâm Đăng tròn xoe cặp mắt, chú ý theo dõi câu chuyện của mình, bất giác thở dài nói thầm trong dạ :
- Thằng nhỏ ra chiều thích thú lắm, nó đâu có biết đây là một câu chuyện não nùng, làm cho những người lớn tuổi như ta đều phải thân danh tan nát.
Rồi ông mỉm cười kể tiếp :
- Đó là cái tin, một bậc kỳ nhân danh vang trong làng võ, mất tích đã mười năm nay, bây giờ tái xuất giang hồ và cũng lên đường đi Tây Tạng, đó là... Cô Trúc lão nhân!
Tâm Đăng rú lên :
- Ủa! Thì ra đó là Cô Trúc sư phụ!
Bệnh Hiệp gật gù :
- Chính thế! Chính là thầy của mi. Ông ta vốn là người cẩn thận từng ly từng tý, vì vậy mà nghe tin rằng lão ta lên đường vào Tây Tạng, ta mới tin rằng quyển Tàm Tang khẩu quyết quả thật đã ra đời.
Thế là vợ chồng ta tức tốc lên đường, chính trong khoảng thời gian dầm sương dãi nắng, vượt đường xa vạn dặm để vào xứ Tạng, bệnh cũ của ta lại tái phát.
À... ta quên cho mi biết, ta đi con đường từ Tứ Xuyên vòng sang Tiễn Lô, để ghé sang Chung Cổ Lạt Ma Tự, rồi mới đến La Sa, là kinh đô Tây Tạng, dọc đường phải trải qua bảy mươi ba trạm, suốt một quãng đường dài trên ba nghìn chin trăm dặm, trèo qua hai mươi chín ngọn núi cao ngất trời.
Khoảng đường đó thật là dằng dặc, không biết từ đâu đưa đến cho ta một nguồn dũng khí để cho ta làm thành một công việc vĩ đại như vậy?
Đó là việc mười tám năm về trước...
Mới đó đã mười tám năm rồi, thật không ngờ vợ ta lại bỏ xác trên đất xa xôi hẻo lánh này, còn ta nữa, có lẽ cũng vui với câu “xương trắng chôn quê người”...
Nói tới đây, Bệnh Hiệp xúc động tâm tình, lệ rơi tầm tã, tiếng nói nghẹn ngào.
Ông ta lau nước mắt rồi kể tiếp :
- Câu chuyện đó phát triển như thế nào, ta không kể thêm cho mi biết nữa, chỉ cho mi rõ, chúng ta thảy đều trúng kế của Trác Đặc Ba, liên kết với nhau mà chọi với Cô Trúc, hai bên xáp chiến với nhau một trận kinh hoàng bên bờ hồ Tuấn Mã.
Tâm Đăng nghe đến đây thật là kinh hãi, Bệnh Hiệp lại nói :
- Cô Trúc quả thật là một tay bản lĩnh cao cường, vượt hẳn chúng ta. Trời! Sau trận hỗn chiến đó chúng ta thảy đều trúng kế... Thôi ta không kể nữa, bây giờ ta nói cho mi biết, ta sẽ nhờ mi làm hộ việc gì.
Tâm Đăng muốn biết kết quả của trận đấu chiến đó, nhưng mà chú cũng nôn nóng muốn biết Bệnh Hiệp nhờ mình làm việc gì, đó là cái nguyên nhân đã xui khiến ông ta hết lòng truyền võ cho mình.
Bệnh Hiệp sửa lại bộ ngồi cho ngay ngắn, thái độ cực kỳ nghiêm trang, trịnh trọng. Bởi vì ông ta sắp sửa tuyên bố điều ông ta hằng mong ước.
Chính mối kỳ vọng đó đã khiến cho ông ta có đủ nghị lực sống sót đến ngày hôm nay.
Ông ta cất cao giọng nói :
- Chính Dung! Mi hãy nhớ cho ky... chờ cho đến khi ta chết rồi, và mi đã hoàn tục cho đến cuối năm sau, trong khoảng thời gian này mi phải đến hồ Tuấn Mã... ta nói cho mi biết đó là một nơi phong cảnh hữu tình.
Tâm Đăng gật lấy gật để trả lời :
- Phải, phải, sư phụ từng nói đó là một nơi có nhiều cảnh trí đẹp!
Trên gương mặt của Bệnh Hiệp thoáng hiện một nét cười tươi :
- Nơi ấy có cư ngụ một gia đình... Mi vào gia đình ấy lấy một vật trở về giùm ta...
Tâm Đăng biết rằng vấn đề mà mình hằng thắc mắc đã lần lần phô bày ra ánh sáng, vội vã hỏi :
- Thưa Bệnh sư phụ, xin cho con biết đó là vật gì?
Đôi mắt của Bệnh Hiệp tỏa ra một thứ ánh sáng lạ lùng, ông ta nói rõ từng tiếng một :
- Đó là một chiếc lông Khổng Tước toàn màu đỏ. Mi phải dùng hết cách để lấy cho kỳ được!
Tâm Đăng trả lời bằng một giọng đầy tin tưởng :
- Phải! Con sẽ dùng hết mọi cách để lấy cho kỳ được!
Giọng nói của Bệnh Hiệp bỗng như run rẩy, mơ màng, dường như có hòa tan lẫn trong tiếng khóc :
- Lấy được chiếc lông Khổng Tước này rồi... Mi mang nó đến tỉnh Tứ Xuyên, núi Thanh Thành, xóm Ngọa Tiên cư, trao cho một người tên là Kiết Trường Ba!
Tâm Đăng lẩm bẩm nhắc lại câu nói đó :
- Kiết Trường Ba! Tôi sẽ trao chiếc lông Khổng Tước đó cho Kiết Trường Ba!
Bệnh Hiệp chợt buông ra một chuỗi cười điên cuồng hỗn loạn, trong tiếng cười có ngụ một ý đầy phấn khởi và an ủi.
Chuỗi cười đó vang vang đồng vọng khắp bốn bề vách đá, Tâm Đăng mơ hồ cảm thấy dường như lão già này đã nắm được chiếc lông Khổng Tước đó ở trong tay...