Báu Vật Của Đời
Chương 3
Trên bệ cối xay bột ở chái tây để một cây đèn ạ đầy những vết dâu mỡ. ánh đèn vàng vọt, leo lét, kéo theo một sợi khói đen ngoằn ngoèo bay lên. Mùi thơm của đèn dầu trộn với mùi cút đái của lừa. Không khí đầy ô nhiễm. Bên cạnh cối xay là máng cỏ của lừa bằng dá xanh. Con lừa sắp đẻ của nhà Thượng Quan nằm nghiêng giữa cối xay và máng.
Bà Lã bước vào trong chái, mắt chỉ nhìn thấy ngọn đèn, trong bóng tối vọng ra câu hỏi của Phúc Lộc:
- Bà nó này, con trai hay con gái?
Bà Lã bĩu môi về phía chồng, không trả lời. Bà bước qua chỗ con lừa đen. Thọ Hỉ đang ngồi nắn bụng lừa. Bà giận dữ bước tới bên cửa sổ, xé toạc lớp giấy dán màu đen. Mười mấy luồng ánh sáng màu vàng óng dọi qua các ô cửa sổ hình chữ nhật, soi sáng nửa bờ tường đối diện. Bà quay lại chỗ cối xay bột thổi tắt ngọn đèn, mùi dầu thực vật lập tức lan tỏa át hẳn mùi xú uế của gian trái. Khuôn mặt đen nhẻm của Thọ Hỉ sáng lên lấp lánh dưới tia nắng, cặp mắt lươn sáng lên như hai hòn than.
Anh ta rụt rè nhìn mẹ, hỏi nhỏ:
- Mẹ, ta cũng chạy chứ? Nhà Phúc Sinh Đường chạy cả rồi. Bọn Nhật sắp tới!
Bà Lã nhìn con trai như nhìn một thỏi thép bị tôi hỏng, khiến Thọ Hỉ phải đưa mắt nhìn đi nơi khác, mồ hôi rịn lấm tấm trên mặt, vội vã cúi đầu xuống.
- Ai bảo mày là quân Nhật sắp đến? - Bà Lã giận dữ chất vấn con trai.
- Ông chủ Phúc Sinh Đường vừa nổ súng báo hiệu vừa thông báo đấy thôi! - Thọ Hỉ lấy mu bàn tày dính đầy lông lừa lau mồ hôi trên mặt, khẽ lẩm bẩm. So với bàn tay hộ pháp của bà Lã, bàn tay của Thọ Hỉ vừa nhỏ vừa mảnh mai. Anh ta chợt dùng tay, môi chúm chím như trẻ ti sữa mẹ, ngẩng đầu lên, dỏng đôi tai bé tí lắng nghe:
- Bố mẹ ơi, nghe này!
Giọng Tư Mã Đình vẳng đến gian chái, nghe rõ mồn một:
- Các ông các bà ơi, các chú các cô ơi, các anh các chị ơi! Chạy mau đi, trốn mau đi! Hãy lánh đến hoang mạc đông nam. Quân Nhật sắp đến đấy! Nguồn tin chắc chắn đấy, tôi không nói bậy đâu! Bà con ơi, đừng nấn ná nữa, chạy đi, đừng tiếc mấy gian nhà dột nát làm gì! Người còn thì của còn, còn người là còn tất cả. Bà con ơi, chạy mau, kẻo muộn hối không kịp!...
Thọ Hỉ bật dậy, cuống quít vì sợ:
- Bố mẹ nghe thấy chưa? Nhà ta cũng chạy thôi!
- Chạy đi đâu - Bà Lã cằn nhằn - Nhà Phúc Sinh Đường chạy là phải rồi. Còn nhà ta kiếm ăn bằng nghề rèn, thóc vua không thiếu một cân, thuế vua không thiếu một đồng, ai lên làm quan thì nhà mình vẫn là người dân! Bọn Nhật không phải là người sao? Chúng chiếm đông bắc thì cũng vẫn phải dựa vào người dân cày ruộng nộp tô cho chúng. Ông nó này, ông là chủ nhà, tôi nói vậy có đúng không?
Phúc Lộc miệng trễ xuống, để lộ hàm răng to khỏe vàng khè, nét mặt không rõ cười hay khóc. Bà Lã nổi giận nói:
- Tôi hỏi ông, ông nhe răng nhe lợi ra làm gì? Đúng là vô tích sự!
Ông Phúc Lộc nhăn nhó:
- Tôi biết gì mà hỏi! Bà bảo chạy thì tôi chạy, bảo không chạy thì tôi ở lại.
Bà Lã thở dài, nói:
- Phúc hay họa đây? Họa thì có tránh cũng không thoát! Còn đứng đực ra đấy làm gì? Nắn bụng cho con lừa mau!
Thọ Hỉ mấp máy môi, lấy hết can đảm hỏi to, giọng đứt quãng:
- Nó đẻ chưa?
Là đàn ông thì phải phân định công việc cho rõ ràng. Mày hãy biết chăm sóc con lừa, còn chuyện vợ mày thì đừng bận tâm!
- Nhưng nó là vợ của con... Thọ Hỉ cằn nhằn.
- Chẳng ai bảo nó không phải vợ của mày! - Bà Lã nói.
- Con đoán lần này nó đẻ con trai - Thọ Hỉ vừa ấn bụng con lừa, vừa nói.
- Mày là đồ bị thịt - Bà Lã buồn rầu, nói - Cầu Chúa phò hộ ày!
Thọ Hỉ còn định nói câu gì đó, nhưng ánh mắt bà Lã khiến anh ta câm miệng. Ông Phúc Lộc nói:
- Mẹ con bà ở dây, dể tôi ra ngoài phố xem sao!
- Ông cứ ở nhà cho tôi - Bà Lã túm lấy vai chồng, lôi đến bên cạnh con lừa, giận dữ:
- Ngoài phố thì có gì để ông xem? Nắn bụng lừa đi, giúp nó đẻ cho nhanh. Bồ tát ơi, Chúa ơi! Tổ tiên nhà Thượng Quan toàn những anh hùng hảo hán, cắn sắt ngậm gang, mà sao lại đẻ ra phường giá áo túi cơm như thế này?
Ông Phúc Lộc cúi xuống bên con lừa, giơ hai cánh tay khẳng khiu như tay con trai, nắn bóp bụng con lừa đang co giật Thọ Hỉ ngồi đối diện với ông, phía bên kia của con lừa. Hai cha con ngoảnh mặt vào nhau, cùng trề môi, cùng nhăn răng, y hệt một cặp không ai tồi tệ hơn ai. Cha nhổm lên thì con cúi xuống, cha cúi xuống thì con nhổm lên, giống chơi trò bập bênh. Theo đà bập bênh, bốn tay cùng vờ vĩnh xoa nắn. Hai cha con đều yếu ớt, nhẹ như bấc, mềm như bông, vờ vịt qua quít cho xong việc. Bà Lã đứng phía sau buồn bã lắc đầu, giơ bàn tay chẳng khác chiếc kìm sắt chộp lấy cổ chồng xách sang một bên, tặc lưỡi:
- Xéo, tránh ra? - Rồi khẽ dúi một cái, Phúc Lộc loạng choạng nhào ra tận góc phòng, phủ phục trên bao tải thức ăn gia súc.
- Đứng dậy! - Bà Lã quát con trai - - Chỉ tổ vướng chân vòng tay người ta, ăn đói nhịn khát gì đâu mà cứ như phủi bụi? Trời ơi, sao số tôi khổ thế này! - Thọ Hỉ như được phóng thích, bật dậy chạy đến chỗ cha. Hai cha con chớp chớp cặp mắt đen, chẳng ra giảo hoạt, chẳng ra ngây dại. Lúc này, tiếng rao của Tư Mã Đình lại ởăng tới, cha con Thọ Hỉ như mót đái, mót ỉa, nhấp nhổm không yên.
Bà Lã quì cả hai gối trước con lừa, hoàn toàn không để ý nền nhà rất bẩn. Nét mặt trang nghiêm, bà xắn tay áo xoa xoa bàn tay thô ráp nghe như cọ gót giày vào nhau. Bà áp một bên má vào bụng lừa, mắt lim dim nghe ngóng. Rồi, bà vuốt ve đầu con lừa, giọng thông cảm:
- Lừa ơi, bằng mọi giá phải đẻ bằng được, đàn bà con gái chúng ta không ai tránh được vượt cạn.
Sau đó, bà khoát chân qua bụng lừa, hai tay đặt song song trên bụng lừa như người ta bào gỗ, rồi dùng sức đẩy miết. Con lừa cất tiếng rên, bốn chân đang co quắp duỗi dài ra, bốn móng rung lên bần bật như gõ vào chiếc trống vô hình. Con lừa vươn dài cổ trong khoảng không, dừng lại một lát rồi nặng nề đổ xuống, phát ra một tiếng bịch.
- Lừa ơi, kiên nhẫn nhé! Ai bảo ta là đàn bà? Cắn răng lại, gắng lên!...
Bà thì thầm với con lừa, hai tay thu lại trước ngực, rồi dồn sức lấy hơi, lại đẩy tiếp. Con lừa quẫy đạp, mũi sủi bọt vàng, đầu quật bình bịch. Phía sau, nước đái và phân lừa bắn tung tóe. Cha con Phúc Lộc sợ hãi bung mặt.
- Bà con ơi, quân kỵ của Nhật đã xuất phát từ huyện lỵ. Tin chuẩn xác đấy, không dựng chuyện đâu! Chạy đi, còn nấn ná là không kịp!...
Cha con nhà Thượng Quan giương mắt nhìn bà Lã đang cúi đầu thở dốc bên con lừa. Mồ hôi ướt đẫm chiếc áo cánh trắng, lộ rõ những đường nét rắn rỏi trên cơ thể bà. Phía duỗi mông lừa là một bãi máu tươi, một chiếc chân lừa xinh xắn ló ra từ âm đ*o. Chiếc chân lừa như một sự giả tạo, như có một người nào đó chơi ác, cắm vào.
Bà Lã lại áp bên má co giật dữ dội vào bụng lừa nghe ngóng hồi lâu. Thọ Hỉ thấy sắc mặt của mẹ như một quả hạnh chín nẫu, màu vàng rộm. Lời cảnh báo của Tư Mã Đình cứ lượn đi lượn lại chẳng khác ruồi nhặng đánh hơi thấy mùi tanh, đập vào tường, bám trên thân lừa.
Thọ Hỉ run lên bần bật như cảm thấy tai họa sắp xảy ra. Anh ta định bỏ chạy nhưng lại sợ. Anh ta mang máng hiểu rằng, ra khỏi nhà là rơi vào tay bọn giặc lùn - những tên Nhật nhỏ thó, chân tay ngắn ngủn, mũi củ hành, mắt như lục lạc, ăn gan uống máu người không tanh, và bị chúng ăn thịt luôn, không chừa một mẩu xương. Bây giờ thì chắc chắn chúng đã từng đàn từng lũ trong ngõ nhà mình đuổi bắt đàn bà con trẻ, lại còn biết đánh gót xuống đất, mũi thở phì phì như ngựa chiến. Anh ta liếc sang phía bố để tìm sự an ủi và để lấy lại niềm tin, nhưng chỉ thấy sắc mặt của bố sạm như màu đất. Ông ngồi trên bao tải, hai tay bó gối, đầu và lưng liên tục đập vào tường. Không hiểu sao, Thọ Hỉ thấy sống mũi cay xè, từ hốc mắt ứa ra hai giọt nước mắt dùng đục.
Bà Lã húng hắng ho, chậm rãi ngửng đầu lên. Bà vuốt ve khuôn mặt con lừa, than thở:
- Lừa ơi, mày sao vậy hả? Mày lẩm cẩm rồi, phải là đầu ra trước chứ?...
Nước mắt ứa ra từ cặp mắt đã thất thần của con lừa. Bà Lã dùng tay lau nước mắt cho nó, hắt hơi một cái rõ kêu, rồi quay lại bảo con trai:
- Đi mời ông ba Phàn. Tao đồng ý bỏ ra hai bình rượu và một thủ lợn! Hừm, việc cần thì không thể tiết kiệm. Đi mời đi!
Thọ Hỉ rúm người lại, dưa mắt kinh hoàng nhìn ra ngoài, miệng lắp bắp:
- Ngoài ngõ đầy quân Nhật, toàn là quân Nhật...
Bà Lã điên tiết đứng dậy sang phòng bên mở toang cổng. Làn gió tây nam mang theo mùi thơm của tiểu mạch xuân, xộc vào trong nhà. Ngõ vắng tanh. Một đàn bướm bay chấp chới ngang qua, để lại trong tâm trí Thọ Hỉ ấn tượng rạng rỡ về màu sắc của chúng.
Bà Lã bước vào trong chái, mắt chỉ nhìn thấy ngọn đèn, trong bóng tối vọng ra câu hỏi của Phúc Lộc:
- Bà nó này, con trai hay con gái?
Bà Lã bĩu môi về phía chồng, không trả lời. Bà bước qua chỗ con lừa đen. Thọ Hỉ đang ngồi nắn bụng lừa. Bà giận dữ bước tới bên cửa sổ, xé toạc lớp giấy dán màu đen. Mười mấy luồng ánh sáng màu vàng óng dọi qua các ô cửa sổ hình chữ nhật, soi sáng nửa bờ tường đối diện. Bà quay lại chỗ cối xay bột thổi tắt ngọn đèn, mùi dầu thực vật lập tức lan tỏa át hẳn mùi xú uế của gian trái. Khuôn mặt đen nhẻm của Thọ Hỉ sáng lên lấp lánh dưới tia nắng, cặp mắt lươn sáng lên như hai hòn than.
Anh ta rụt rè nhìn mẹ, hỏi nhỏ:
- Mẹ, ta cũng chạy chứ? Nhà Phúc Sinh Đường chạy cả rồi. Bọn Nhật sắp tới!
Bà Lã nhìn con trai như nhìn một thỏi thép bị tôi hỏng, khiến Thọ Hỉ phải đưa mắt nhìn đi nơi khác, mồ hôi rịn lấm tấm trên mặt, vội vã cúi đầu xuống.
- Ai bảo mày là quân Nhật sắp đến? - Bà Lã giận dữ chất vấn con trai.
- Ông chủ Phúc Sinh Đường vừa nổ súng báo hiệu vừa thông báo đấy thôi! - Thọ Hỉ lấy mu bàn tày dính đầy lông lừa lau mồ hôi trên mặt, khẽ lẩm bẩm. So với bàn tay hộ pháp của bà Lã, bàn tay của Thọ Hỉ vừa nhỏ vừa mảnh mai. Anh ta chợt dùng tay, môi chúm chím như trẻ ti sữa mẹ, ngẩng đầu lên, dỏng đôi tai bé tí lắng nghe:
- Bố mẹ ơi, nghe này!
Giọng Tư Mã Đình vẳng đến gian chái, nghe rõ mồn một:
- Các ông các bà ơi, các chú các cô ơi, các anh các chị ơi! Chạy mau đi, trốn mau đi! Hãy lánh đến hoang mạc đông nam. Quân Nhật sắp đến đấy! Nguồn tin chắc chắn đấy, tôi không nói bậy đâu! Bà con ơi, đừng nấn ná nữa, chạy đi, đừng tiếc mấy gian nhà dột nát làm gì! Người còn thì của còn, còn người là còn tất cả. Bà con ơi, chạy mau, kẻo muộn hối không kịp!...
Thọ Hỉ bật dậy, cuống quít vì sợ:
- Bố mẹ nghe thấy chưa? Nhà ta cũng chạy thôi!
- Chạy đi đâu - Bà Lã cằn nhằn - Nhà Phúc Sinh Đường chạy là phải rồi. Còn nhà ta kiếm ăn bằng nghề rèn, thóc vua không thiếu một cân, thuế vua không thiếu một đồng, ai lên làm quan thì nhà mình vẫn là người dân! Bọn Nhật không phải là người sao? Chúng chiếm đông bắc thì cũng vẫn phải dựa vào người dân cày ruộng nộp tô cho chúng. Ông nó này, ông là chủ nhà, tôi nói vậy có đúng không?
Phúc Lộc miệng trễ xuống, để lộ hàm răng to khỏe vàng khè, nét mặt không rõ cười hay khóc. Bà Lã nổi giận nói:
- Tôi hỏi ông, ông nhe răng nhe lợi ra làm gì? Đúng là vô tích sự!
Ông Phúc Lộc nhăn nhó:
- Tôi biết gì mà hỏi! Bà bảo chạy thì tôi chạy, bảo không chạy thì tôi ở lại.
Bà Lã thở dài, nói:
- Phúc hay họa đây? Họa thì có tránh cũng không thoát! Còn đứng đực ra đấy làm gì? Nắn bụng cho con lừa mau!
Thọ Hỉ mấp máy môi, lấy hết can đảm hỏi to, giọng đứt quãng:
- Nó đẻ chưa?
Là đàn ông thì phải phân định công việc cho rõ ràng. Mày hãy biết chăm sóc con lừa, còn chuyện vợ mày thì đừng bận tâm!
- Nhưng nó là vợ của con... Thọ Hỉ cằn nhằn.
- Chẳng ai bảo nó không phải vợ của mày! - Bà Lã nói.
- Con đoán lần này nó đẻ con trai - Thọ Hỉ vừa ấn bụng con lừa, vừa nói.
- Mày là đồ bị thịt - Bà Lã buồn rầu, nói - Cầu Chúa phò hộ ày!
Thọ Hỉ còn định nói câu gì đó, nhưng ánh mắt bà Lã khiến anh ta câm miệng. Ông Phúc Lộc nói:
- Mẹ con bà ở dây, dể tôi ra ngoài phố xem sao!
- Ông cứ ở nhà cho tôi - Bà Lã túm lấy vai chồng, lôi đến bên cạnh con lừa, giận dữ:
- Ngoài phố thì có gì để ông xem? Nắn bụng lừa đi, giúp nó đẻ cho nhanh. Bồ tát ơi, Chúa ơi! Tổ tiên nhà Thượng Quan toàn những anh hùng hảo hán, cắn sắt ngậm gang, mà sao lại đẻ ra phường giá áo túi cơm như thế này?
Ông Phúc Lộc cúi xuống bên con lừa, giơ hai cánh tay khẳng khiu như tay con trai, nắn bóp bụng con lừa đang co giật Thọ Hỉ ngồi đối diện với ông, phía bên kia của con lừa. Hai cha con ngoảnh mặt vào nhau, cùng trề môi, cùng nhăn răng, y hệt một cặp không ai tồi tệ hơn ai. Cha nhổm lên thì con cúi xuống, cha cúi xuống thì con nhổm lên, giống chơi trò bập bênh. Theo đà bập bênh, bốn tay cùng vờ vĩnh xoa nắn. Hai cha con đều yếu ớt, nhẹ như bấc, mềm như bông, vờ vịt qua quít cho xong việc. Bà Lã đứng phía sau buồn bã lắc đầu, giơ bàn tay chẳng khác chiếc kìm sắt chộp lấy cổ chồng xách sang một bên, tặc lưỡi:
- Xéo, tránh ra? - Rồi khẽ dúi một cái, Phúc Lộc loạng choạng nhào ra tận góc phòng, phủ phục trên bao tải thức ăn gia súc.
- Đứng dậy! - Bà Lã quát con trai - - Chỉ tổ vướng chân vòng tay người ta, ăn đói nhịn khát gì đâu mà cứ như phủi bụi? Trời ơi, sao số tôi khổ thế này! - Thọ Hỉ như được phóng thích, bật dậy chạy đến chỗ cha. Hai cha con chớp chớp cặp mắt đen, chẳng ra giảo hoạt, chẳng ra ngây dại. Lúc này, tiếng rao của Tư Mã Đình lại ởăng tới, cha con Thọ Hỉ như mót đái, mót ỉa, nhấp nhổm không yên.
Bà Lã quì cả hai gối trước con lừa, hoàn toàn không để ý nền nhà rất bẩn. Nét mặt trang nghiêm, bà xắn tay áo xoa xoa bàn tay thô ráp nghe như cọ gót giày vào nhau. Bà áp một bên má vào bụng lừa, mắt lim dim nghe ngóng. Rồi, bà vuốt ve đầu con lừa, giọng thông cảm:
- Lừa ơi, bằng mọi giá phải đẻ bằng được, đàn bà con gái chúng ta không ai tránh được vượt cạn.
Sau đó, bà khoát chân qua bụng lừa, hai tay đặt song song trên bụng lừa như người ta bào gỗ, rồi dùng sức đẩy miết. Con lừa cất tiếng rên, bốn chân đang co quắp duỗi dài ra, bốn móng rung lên bần bật như gõ vào chiếc trống vô hình. Con lừa vươn dài cổ trong khoảng không, dừng lại một lát rồi nặng nề đổ xuống, phát ra một tiếng bịch.
- Lừa ơi, kiên nhẫn nhé! Ai bảo ta là đàn bà? Cắn răng lại, gắng lên!...
Bà thì thầm với con lừa, hai tay thu lại trước ngực, rồi dồn sức lấy hơi, lại đẩy tiếp. Con lừa quẫy đạp, mũi sủi bọt vàng, đầu quật bình bịch. Phía sau, nước đái và phân lừa bắn tung tóe. Cha con Phúc Lộc sợ hãi bung mặt.
- Bà con ơi, quân kỵ của Nhật đã xuất phát từ huyện lỵ. Tin chuẩn xác đấy, không dựng chuyện đâu! Chạy đi, còn nấn ná là không kịp!...
Cha con nhà Thượng Quan giương mắt nhìn bà Lã đang cúi đầu thở dốc bên con lừa. Mồ hôi ướt đẫm chiếc áo cánh trắng, lộ rõ những đường nét rắn rỏi trên cơ thể bà. Phía duỗi mông lừa là một bãi máu tươi, một chiếc chân lừa xinh xắn ló ra từ âm đ*o. Chiếc chân lừa như một sự giả tạo, như có một người nào đó chơi ác, cắm vào.
Bà Lã lại áp bên má co giật dữ dội vào bụng lừa nghe ngóng hồi lâu. Thọ Hỉ thấy sắc mặt của mẹ như một quả hạnh chín nẫu, màu vàng rộm. Lời cảnh báo của Tư Mã Đình cứ lượn đi lượn lại chẳng khác ruồi nhặng đánh hơi thấy mùi tanh, đập vào tường, bám trên thân lừa.
Thọ Hỉ run lên bần bật như cảm thấy tai họa sắp xảy ra. Anh ta định bỏ chạy nhưng lại sợ. Anh ta mang máng hiểu rằng, ra khỏi nhà là rơi vào tay bọn giặc lùn - những tên Nhật nhỏ thó, chân tay ngắn ngủn, mũi củ hành, mắt như lục lạc, ăn gan uống máu người không tanh, và bị chúng ăn thịt luôn, không chừa một mẩu xương. Bây giờ thì chắc chắn chúng đã từng đàn từng lũ trong ngõ nhà mình đuổi bắt đàn bà con trẻ, lại còn biết đánh gót xuống đất, mũi thở phì phì như ngựa chiến. Anh ta liếc sang phía bố để tìm sự an ủi và để lấy lại niềm tin, nhưng chỉ thấy sắc mặt của bố sạm như màu đất. Ông ngồi trên bao tải, hai tay bó gối, đầu và lưng liên tục đập vào tường. Không hiểu sao, Thọ Hỉ thấy sống mũi cay xè, từ hốc mắt ứa ra hai giọt nước mắt dùng đục.
Bà Lã húng hắng ho, chậm rãi ngửng đầu lên. Bà vuốt ve khuôn mặt con lừa, than thở:
- Lừa ơi, mày sao vậy hả? Mày lẩm cẩm rồi, phải là đầu ra trước chứ?...
Nước mắt ứa ra từ cặp mắt đã thất thần của con lừa. Bà Lã dùng tay lau nước mắt cho nó, hắt hơi một cái rõ kêu, rồi quay lại bảo con trai:
- Đi mời ông ba Phàn. Tao đồng ý bỏ ra hai bình rượu và một thủ lợn! Hừm, việc cần thì không thể tiết kiệm. Đi mời đi!
Thọ Hỉ rúm người lại, dưa mắt kinh hoàng nhìn ra ngoài, miệng lắp bắp:
- Ngoài ngõ đầy quân Nhật, toàn là quân Nhật...
Bà Lã điên tiết đứng dậy sang phòng bên mở toang cổng. Làn gió tây nam mang theo mùi thơm của tiểu mạch xuân, xộc vào trong nhà. Ngõ vắng tanh. Một đàn bướm bay chấp chới ngang qua, để lại trong tâm trí Thọ Hỉ ấn tượng rạng rỡ về màu sắc của chúng.